Cách bốc lại bát hương cuối năm đem lại bình an cho gia đình

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã, cũng không nên cho bùa chú, linh phù của đạo gia, mật tông… vào vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

Bát hương (bát nhang) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Nhiều người thường nghĩ người bốc bát hương phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.

103415baoxaydung_4
Ảnh minh họa.

Quy trình:

1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.

2. Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).

Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã, cũng không nên cho bùa chú, linh phù của đạo gia, mật tông… vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.

Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

4. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

Nguyễn Mạnh Linh – Trưởng phòng Kiến trúc, Viện QH&KTĐT (ĐHXD)

Cùng Danh Mục

Khu vườn Phong Thủy
BỐ TRÍ THƯ PHÒNG THEO PHONG THỦY
Không nên bài trí xương rồng trong nhà ở
Những lưu ý khi bố trí bếp nấu
"Tứ sát" trong phong thủy và những cách hóa giải
Cách kê bàn làm việc để sự nghiệp được hanh thông
Đặt bàn ăn chuẩn theo phong thủy
Nhà hàng nên sáng sủa và khô ráo
Những vật phẩm mang lại tài lộc cho văn phòng
Màu sắc phòng ngủ may mắn cho người mệnh thổ
Nhà ở không nên có quá nhiều gương
Những lưu ý phong thủy khi bài trí cửa chính
Mẹo phong thủy đem lại nguồn năng lượng dồi dào cho phòng trẻ
Chọn hướng đặt két sắt đem lại nhiều vận may và tài lộc nhất
10 điều đại kỵ được truyền đời không nghe bảo sao xui xẻo, nghèo nàn
Bí quyết để ngôi nhà tỏa hương thơm đem lại may mắn, thịnh vượng
Cách cải thiện phong thủy để giúp tiền vô bóp đều đều
Đầu năm trong nhà trồng cây này thì cả năm phát lộc không lo thiếu tiền

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 55099 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online