Để tránh được gió độc “nơi thông khí”?

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Chọn đất điều đầu tiên cần làm là chọn đúng “chỗ thông khí”. “Chỗ thông khí” là đường cho khí vào, trước đây vốn chỉ lỗ thủng hay chỗ lõm thấp của dãy núi phía trước đền chùa hay nhà ở, không khí trong lành thường đến từ đó. Vì thế cửa lớn cần hướng thẳng vào đó để hứng lấy khí tốt. Sau này, “chỗ thông khí” để chỉ cửa lớn của nhà ở, gọi là “cửa ra vào là để thông khí”.

vi-tri-thong-khi-tot-nhat-cho-ngoi-nha-la-huong-nam-huong-dong-va-dong-nam.jpg

Ngày nay, cùng với việc nhà cửa tập trung hay quy hoạch theo kiểu chung cư, cửa ra vào và cửa sổ nhiều và to hơn, hướng và cửa lớn (chỗ thông khí) không còn quan trọng như trong thời cổ đại nữa. Vì thế, có thể coi “chỗ thông khí” là cửa ra vào và cửa sổ, các phần hở hay chỗ lõm thấp của các tòa nhà lân cận, nơi có thể lấy được không khí trong lành.

Vị trí tốt nhất cho chỗ thông khí là ở phía đông, đông nam và nam của ngôi nhà, để có thể hút những cơn gió nhẹ và ấm áp. Đó chính là “khí tốt phía đông” mà cổ nhân vẫn luôn mong muốn.

Hiện nay, tại miền nam, nhiều khu chung cư là “ấp trái” (từ đông nam sang tây bắc), cổng chung ở phía bắc (Khảm- một quẻ trong quái, tượng trưng cho nước), cửa chính ở phía đông (Chấn – một quẻ trong quái, tượng trưng cho sấm sét ) hoặc phía tây (Đoài – một quẻ trong quái, tượng trưng cho đầm lầy).

Theo lý luận phong thủy cổ đại, cửa lớn và cửa chính là chỗ thông khí. Tuy nhiên trên thực tế ngày nay chỉ được coi là cửa ra vào. Cửa sổ lớn ở phía đông nam lại trở thành chỗ thông khí chính. Đây là một tình trạng rất phổ biến.

Phong thủy kị nhất là “tử khí” (khí chết), “xú khí” (khí độc), “tán khí” (khí tản mất) và “tiết khí” (khí lọt ra ngoài). Chỗ thông gió sẽ khiến khí bị tản mất hay lọt ra ngoài. Theo Phong thủy “khí bị tản mát cùng với gió”, “gặp gió mang họa”. Chỗ thông khí chính là nguyên nhân “gặp gió mang họa”. Tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân là do tốc độ gió quá lớn, môi trường không khí thay đổi quá nhiều con người khó thích ứng, khí tạo ra sự cân bằng giữa môi trường trong cơ thể con người và môi trường bên ngoài, con người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí tổn khí sinh bệnh.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Nếu không có gió lại gây nên khí chết và khí độc. Mỗi ngày cơ thể con người đều cần bài tiết một lượng khí thải lớn. Nếu không thông khí tốt, không khí trong và ngoài phòng khó trao đổi, khí độc sẽ lưu cữu khiến môi trường trong phòng bị ô nhiễm.

Nhìn một cách tổng quan, phong thủy học tuân thủ nguyên tắc “vẻ đẹp trung hòa” phản đối hai thái cực là gió quá lớn hoặc gió quá ít, coi trọng sự tàng phong tụ khí để có được sinh khí. Nghĩa là muốn không khí thông thoáng để đảm bảo không gian sống có sự tươi mới nhất định.

Bởi vậy môi trường sống lý tưởng nhất là nơi có những cơn gió mát nhè nhẹ thổi đến, giúp con người có cảm giác thư thái, sảng khoái.
Nguồn: Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

7 bí quyết chọn logo
Không nên treo mặt nạ trong nhà
Tham khảo các cách hóa giải cho mũi tên độc
Cần xem xét cảnh quan xung quanh trước khi mua nhà
Dùng thảm để hóa giải tà khí cho nhà ở
Phong thủy bố trí bể cá treo tường
Làm nhà ba gian hai chái cho cuộc sống thư thái
Dùng cây xanh giảm xung hại cho nhà ở
Bí quyết phong thủy trong kinh doanh
Mở cửa thấy màu gì để được điềm lành ?
Mỗi phòng một hướng hợp để đón vận may không ngừng
Những nguyên tắc về gương và cách cải thiện phong thủy nhà vệ sinh
Chọn màu sắc sao cho phù hợp trong phong thủy văn phòng
Cách đặt nhà vệ sinh cạnh bếp tránh xung khắc trong phong thủy
Mua căn hộ chung cư cần xem xét những gì ?
Những lưu ý khi đặt giá sách trong nhà để không phạm kiêng kị
Cách bố trí nhà một phòng vừa đẹp vừa hợp phong thủy
Hướng kê bàn làm việc đem lại may mắn cho người Đông tứ mệnh trong năm 2018

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1499 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online