Ngũ hành cho không gian chức năng

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Xác định cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được của các không gian chính sẽ giúp việc hài hòa hơn.

Ngũ hành cho không gian chức năng

Theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (nếu có nhà tầng) thì các không gian chính sẽ có tên gọi theo như sau:

– Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

– Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác… thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.

– Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

– Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi… càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện… thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc.

– Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ…) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

– Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy….

– Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

Nguồn: Tổng hợp

Cùng Danh Mục

Bài trí góc làm việc theo phong thủy
Phong thủy trong bố trí cầu thang
Áp dụng thuật phong thủy trong kinh doanh để gặp may mắn
Chọn vị trí đặt gương hợp phong thủy
Trồng hoa trong nhà hợp phong thủy
Những vật phẩm trưng bày trong nhà mang lại tài vận và may mắn
Trồng cây phát lộc mang lại vượng khí
Mẹo phong thủy giúp cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Cửa chính đối diện gương làm kinh tế lụn bại
Bố trí góc làm việc để sự nghiệp nhanh chóng thăng tiến
Bí quyết xem hướng nhà theo phong thủy
Bí quyết treo chuông gió hóa giải mọi vận xui cho nhà ở
Cách hóa giải tốt nhất cho Kiểu nhà xấu trong phong thủy
Cách bố trí 'kho chứa tài lộc' để nhà lúc nào cũng có cái ăn cái để
Nhà ở, văn phòng không đạt chuẩn chiều cao thông thủy cần có biện pháp hóa giải ngay
Cách đặt gương trong nhà đem lại may mắn
Những ảnh hưởng tiêu cực của việc bố trí phòng ăn gần cửa ra vào
4 quy tắc phong thủy với tủ đầu giường giúp giữ vững hạnh phúc vợ chồng

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1640 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online