Nhà nở hậu và thóp hậu theo phong thủy

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Không biết từ bao giờ khái niệm nở hậu – thóp hậu đã trở thành một trong những “tiêu chuẩn” để giới kinh doanh nhà đất đánh giá ưu – nhược một căn nhà, miếng đất.

Thực hư vấn đề này về phong thủy thế nào và giải quyết cụ thể ra sao?

Theo các nghiên cứu về Trường Khí thì ở nhà sau rộng – trước hẹp (nở hậu), khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hơn. Còn nhà phía trước rộng – sau hẹp thì Nội Khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được, nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng, sắp đặt nội thất trở nên khó khăn, chỉ có phô trương hình thức mà không tập trung được cho thực chất sử dụng. Như hình khối của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống, không thể nói là thóp hậu được, vì phần phía sau ít dùng đến thì nhỏ cũng không sao, phần gian chính để hành lễ phía trước là khu vực rộng rãi nhất (hình 1).

thop-hau-1

Hình 1

Khoa học phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều không quá đặt nặng chuyện nở hay thóp hậu. Gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông. Quan trọng là không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không? Vì thế, cách thức sử dụng và xử lý không gian nội – ngoại thất như thế nào quan trọng hơn là sự chênh lệch vài ba tấc giữa kích thước mặt trước và mặt sau của miếng đất, ngôi nhà(hình 2).

thophau-2

Hình 2

Việc phải xử lý nhà “thóp hậu” thực ra không khó khăn, chỉ cần lấy một bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang, thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa(hình 3).

Tỳ Hưu Bắc Kinh

thop-hau-3-

Hình 3

Có người còn không muốn trổ giếng trời phía sau vì cho rằng như thế cũng là thóp hậu, là mất đất (!?). Điều này thiếu cơ sở khoa học vì thứ nhất là đất của họ không hề mất, chỉ không lấn chiếm xây dựng hết mà thôi. Thứ nhì là khoảng giếng trời đó tạo nên một miệng hút khí, cân bằng với phần trước và giữa nhà, làm nên dòng đối lưu tạo sự thông thoáng hơn.

Thứ ba là lưu ý quan niệm “không gian đi đến được và không gian nhìn thấy – hít thở được” trong phong thủy. Ví dụ ta mua ngôi nhà nhỏ nhìn ra dòng sông hay hồ nước dù chưa chắc ta đã bơi ra giữa hồ, nhưng ta được nhìn ngắm, hưởng thụ cảnh quan hồ nước đó, giá trị lớn hơn nhiều so với ngôi nhà rộng mà nhìn vào … vách núi trơ trọi.

Mở một giếng trời cũng vậy, ta không đi vào khoảng trống đó được nhưng ta lại được khoảng thông thoáng, nhìn ngắm thư giãn hữu dụng, Nội Khí trong nhà được liên kết với nhau tốt hơn, giảm hẳn tình trạng nhà ống đã vốn ống theo chiều ngang còn bị ống theo chiều cao nữa. Như kinh nghiệm đã đúc kết “đa thiên tỉnh khắc sơn xuyên”, tức là dùng nhiều giếng trời (Thiên Tỉnh) để tránh việc tạo nên những khe hẹp hun hút trong nhà (vùng Sơn Xuyên).

Cùng Danh Mục

Cách hóa giải cho cửa chính và cửa hậu đối diện nhau
Phong thủy phòng ngủ để duy trì hạnh phúc
Đặt tivi nên chú ý phương vị người xem
Phong thủy cần thuận theo tự nhiên
Cách hóa giải cho cây to án ngữ cửa nhà
Cách hóa giải cho phòng tắm ở trung tâm tòa nhà
Cách sử dụng màu đen hợp lý trong phong thủy
Bố trí hồ nước trong vườn tránh phạm sát khí
Những lỗi phong thủy khiến bạn làm mãi mà không giàu
Cách đặt bình phong trong nhà hạn chế khí xấu
Chọn màu sắc nhà ở cho người mệnh Hỏa
Những sai lầm trong phong thủy nhà ở và cách hóa giải
Những lưu ý cần tránh khi thuê nhà trọ
Nên lau dọn bàn thờ sau lễ cúng ông Công ông Táo để không bị động tài
Thiết kế phong thủy biệt thự nhìn từ ngoại cảnh
Gia chủ sẽ kém may mắn khi cầu thang không 'chuẩn' phong thủy
Cá và Phong Thuỷ
Có nên đi mua vàng ngày Thần Tài hay không ?

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 41660 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online