Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.2)

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Nhưng làm thế nào để tìm được một huyệt đất có nhiều sinh khí? Có nhiều thủ pháp chuyên môn, có những bí quyết nhà nghề phức tạp và thần bí, tựu trung lại có mấy phương pháp sau đây:

phong-thuy-mo-phan.jpg

a) Xác định Long mạch (mịch long):

Thuyết phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất dựa theo hình thế của núi. Cần xem xét núi bắt đầu từ đâu và dừng lại nơi nào? Nơi núi dừng lại có địa thế bằng phẳng rộng rãi, có dòng nước chảy uốn quanh kề gần, huyệt đất đó sẽ tích tụ được nhiều sinh khí, huyệt đất đó có long mạch, tức là nơi “cát địa” hay “phúc địa”.

Núi bắt đầu từ xa chạy đến gọi là thế. Nơi núi dừng lại gọi là hình. Thế thì bao quát, hình thì cụ thể. Thế càng cao xa thì hình càng có chỗ dựa vững chắc, nơi cát địa đó sẽ mang lại nhiều phúc lộc cho con cháu.

Muốn tìm được cát địa, phải “sát sa” tức là phải quan sát, xem xét những ngọn núi xung quanh huyệt mộ (âm trạch), phải đạt được các tiêu chí sau đây:

– Huyệt mộ phải dựa lưng vào ngọn núi cao gọi là Huyền Vũ. Bên tả có núi gọi là , bên hữu có núi gọi là Bạch Hổ, hai ngọn núi này đứng chầu vào huyệt mộ, tạo thành vòng tay ngai che chống những luồng ác phong (gió độc), bảo vệ sinh khí không bị gió xua tan.

Phía trước mặt huyệt mộ có một hòn núi nhỏ án ngữ gọi là Án Sơn (được gọi là Chu Tước), như người đứng khoanh tay, vái chào huyệt mộ. Ngoài xa cũng có một ngọn núi chầu về huyệt mộ gọi là Triều Sơn (núi chầu).

Khi sát sa thấy có đủ hình thế tứ linh (long, lân, quy, phượng- bốn con giống theo thần thoại) thì huyệt đất đó có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí, tức là có long mạch.

b) Quan thuỷ:

Đây là phương pháp rất quan trọng. Vì theo thuyết phong thuỷ thì “đắc thuỷ” mới là yếu tố hàng đầu.

Thuyết phong thuỷ cho rằng khí là cha mẹ của nước, là bản thể của nước. Nơi nào có sinh khí, tất nhiên ở đó có nước. Nước là cái khí hữu hình, trong khi khí là vô hình. Ngược lại nơi nào có nước, chứng tỏ ở đấy có sinh khí.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Mặt khác, thổ là hình thể của khí. Trong điều kiện Thổ bị dòng nước cắt ngăn và giới hạn lại thì khí cũng theo Thổ mà dừng lại, không di chuyển phân tán được.

Các thầy địa lý khảo sát, xem xét các dòng sông, dòng suối, ao hồ xung quanh huyệt mộ (tức âm trạch). Dòng sâu, nguồn dài là khí vượng, dòng cạn, nguồn ngắn thì phúc lộc ít.

Dòng nước chảy tới quanh co, uốn khúc hoặc chảy ngang qua mà vòng quanh trở lại bao bọc âm trạch, dòng nước chảy du dương, êm đềm là rất tốt, nếu dòng chảy xói thẳng vào huyệt như tên bắn, chảy sát huyệt mộ gây xối lở thì rất xấu.

Sau khi đã xác định được long mạch (mịch long) và quan thủy, thầy địa lý (phong thuỷ) mới tiến hành điểm huyệt và xác định minh đường.

Việc điểm huyệt và xác định minh đường yêu cầu phải rất thận trọng, vì đây là mục đích cuối cùng phải đạt được khi ứng dụng thuyết phong thủy. Việc làm này thật không đơn giản chút nào. Vì vậy, tục ngữ mới có câu: “Ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt”.

Đất điểm huyệt có khi chỉ là mấy thước, có khi cũng có thể là mấy dặm. Địa điểm đó phải là nơi tích tụ được sinh khí, không hề làm cho sinh khí tiêu tán, đồng thời không ngừng hấp thụ được nguồn sinh khí của tự nhiên, của “đất mẹ”, thường xuyên tiềm ẩn và vận hành trong lòng đất.

Khoảng đất bằng phẳng rộng rãi bao bọc xung quanh huyệt mộ gọi là Minh đường.
Tiểu minh đường là quãng đất hẹp kề ngay trước huyệt mộ.
Trung minh đường (nội minh đường) là khoảng không ở phía trong các núi.
Thanh Long, Bạch hổ.
Đại minh đường (ngoại minh đường) ở phía ngoài án sơn.

Minh đường và hình thế của núi có quan hệ mật thiết, cần đạt được tỷ lệ thích hợp. Mạch núi từ xa đến thì minh đường rộng; Mạch núi ở gần thì minh đường hẹp. Nếu minh đường quá khoáng đãng thì sinh khí dễ phát tán. Nếu minh đường quá chật hẹp thì phúc lộc không được lâu bền.
Theo tham khao

Cùng Danh Mục

Kiêng kỵ về mai táng thời Tấn (Trung Quốc)
Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.1)
Âm Trạch Và Sự Hưng Suy Của Con Cháu
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.2)
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.4)
ÂM TRẠCH
Diệu pháp xem cảnh mộ ứng biết gia đạo thịnh suy
Chọn đất đặt mộ cát, hung theo phong thủy
Mộ Địa Cát Huyệt tại nghĩa trang
Tìm hiểu về Âm trạch
Những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy âm trạch (P2)
Thế nào là Nhất Mộ Nhị Trạch ?
Ảnh hưởng của Âm trạch đến sự thịnh suy của con cháu
Phong thủy cho ngôi nhà ở gần nghĩa trang
Long mạch trong phong thủy
Đại hình thập quý là gì ?
Dựa vào hình dạng đặt tên cho đất
Việc lựa chọn hình thế đất huyệt mộ theo phong thủy âm trạch

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1230 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online