Thiết kế tầng hầm để xe

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Tầng hầm là giải pháp hiệu quả khi xây nhà vì giải quyết được chỗ để xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như cách ẩm khá tốt cho tầng trên và tăng diện tích sử dụng. Tuy nhiên, nếu bố trí không hợp lý, tầng hầm có thể gây ra một số trở ngại và ảnh hưởng về phong thủy.

 nha-co-tang-ham-de-xe.jpg

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam, nên làm hầm nửa nổi nửa chìm (bán hầm) hơn là làm hầm chìm hoàn toàn như các nước xứ lạnh hoặc các biện thự thời Pháp xây dựng ở nước ta. Bán hầm dễ thông thoáng, không phải đi xuống sâu, nên giải quyết kỹ thuật tốt hơn.

Về mặt phong thủy, bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trên như phòng khách, nhà bếp mà vẫn không bị tù hãm sinh khí.

Tương ứng quy mô

Làm hầm nên cân nhắc đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Nếu nhà có nhiều tầng và cần khu vực để xe rộng, thì làm hầm sẽ đắc lợi. Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm, vừa dễ giải quyết các yếu tố thông thoáng chiếu sáng.

Nếu nhà làm theo kiểu lệch tầng, có thể đặt bếp ở phía sau cao hơn hầm mà thấp hơn phòng khách, phía trước dùng để đỗ xe và làm lối vào, phía sau làm hầm phân tự hoại, hồ nước ngầm hoặc máy phát điện. Cách làm này tạo thế trước thấp sau cao, phù hợp với nguyên tắc phong thủy truyền thống là nhà có điểm tựa vững vàng phía sau.

Nhà xây tại vùng đất yếu, hầm đồng nghĩa với một mảng móng bè, giúp chống thấm ngược, tránh được tình trạng lún không đều nếu làm móng theo kiểu độc lập.

Tránh ngập nước, tăng ánh sáng

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Nhà có tầng hầm cũng như được đứng trên một phần đế cao ráo, bên ngoài hầm có thể “ngụy trang” như một đồi cỏ. Khi bố trí hầm, cần chú ý trước tiên đến việc chống ngấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài.

Để tránh thấm từ ngoài vào, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất). Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng. Nền ẩm cũng khá ẩm thấp nên cũng rất cần ánh sáng trực tiếp, đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời (dương quang) cho trường khí vốn thịnh âm này.

Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, bạn có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường. Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng để dẫn khí được tốt hơn.

Nguồn: Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Phong Thủy và những điều cần tránh trong bài trí phòng ăn
Sân và những điều nên tránh
Giường ngủ theo phép phong thủy
Những lưu ý khi đặt bàn thờ trong phòng ngủ
Một số loại tranh không nên treo trong nhà ở, văn phòng
Cách trồng cây mang lại vận may trong sân vườn
Những vị trí tối kỵ khi đặt bể cá cảnh
Chọn cây trồng để thu hút tiền tài cho 12 con giáp
Trồng 5 loại hoa này trong nhà bạn sẽ cực kỳ may mắn
Đặt gương trong phòng ngủ sao cho hợp lý và không phạm phong thủy
Chọn mẫu giấy dán tường theo mệnh gia chủ
Cách bố trí bếp giúp hóa giải được xung khắc giữa lửa và nước
Ba yêu cầu cần được đáp ứng khi thiết kế cầu thang
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp giàu to
Bí quyết treo gương giúp nhân đôi tài lộc, tăng cường sinh khí cho nhà ở
Những cấm kị phong thủy cần lưu ý khi trang trí bậc cửa sổ trong nhà
Cách bày trí nhà cửa, phòng ngủ nhằm tránh tình trạng ngoại tình
Bí quyết trồng cây hút tài lộc và sinh khí cho gia chủ

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1478 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online