Bài trí tránh xung khắc bếp và chậu rửa
Nhà bếp không chỉ để nấu nướng, theo phong thủy, khu vực này còn có nhiều “kiêng kỵ”, là nơi tăng thêm vận khí cho gia chủ. Tuy nhiên, phòng bếp có hai yếu tố đối lập, xung khắc với nhau là bếp và chậu rửa (lửa và nước), nếu biết cách bố trí bếp và chậu rửa hợp lí sẽ mang lại sự cân bằng hài hòa.
Nên bố trí bếp và bồn rửa thuận chiều và cách xa lệch nhau.
Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế nên bếp nấu và vòi nước, tủ lạnh tuyệt đối không được đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau. Có thể bố trí một chiếc bàn, khoảng bàn bếp để pha chế ở giữa, đảm bảo khoảng cách tối thiểu bố trí bếp và chậu rửa là 60cm.
Trong gian bếp, nên ưu tiên bố trí bồn rửa ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam, bố trí ở phía Tây cũng tạm được. Vị trí bếp nên bố trí ở hướng Nam, hướng Đông hoặc hướng Đông Nam là phù hợp nhất. Tất nhiên phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí của cả bồn rửa và bếp để đạt đến sự phối hợp lý tưởng nhất giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa.
Nhà bếp nên đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt, điều này giúp đẩy lùi và ngăn chặn những điều không tốt và mang đến sự may mắn cho gia đình. Do đó, bếp đặt “tọa cát hướng cát” cũng không tốt bằng “tọa hung hướng cát” nghĩa là bếp đặt lên hướng lành nhìn về hướng lành không bằng đặt lên hướng dữ nhìn về hướng lành.
Nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Tây của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở phía Bắc, bếp ở phía Nam; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Đông của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Bắc, bồn rửa ở phía Nam; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Bắc của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Đông, bồn rửa ở phía Tây; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Nam của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Tây, bồn rửa ở phía Đông.
Xét về Ngũ hành, gian bếp thuộc tính Hỏa. Nhiều người coi miệng bếp lò như là Hỏa môn. Bồn rửa chén, rửa bát là nơi chứa nước mang tính thủy. Vì vậy mà có quan niệm e ngại khi đặt bếp cạnh bồn rửa chén. Nhưng thực tế trải nghiệm cho thấy, hai yếu tố này không tạo nên xung đột có hại cho gia chủ. Cũng theo vị này, tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bếp và khu bồn rửa đối diện với nhau.
Ở góc độ kiến trúc cũng như phong thủy, bếp và chậu rửa được đặt sát cạnh nhau không phải là kiến trúc gây nên các tương tác xấu như nhiều người nghĩ. Thay vào đó, tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bếp và khu bồn rửa đối diện với nhau. Lúc này có thể coi là hỏa môn đối với thủy khẩu.
Mặt tiền của bếp hay hướng bếp sẽ nhận được nhiều thủy khí và làm cho hỏa khí không được vượng. Trong phong thủy gọi đây là kiểu “thủy hỏa tương xung” dễ làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nhà, việc làm ăn cũng vì vậy mà không gặp nhiều may mắn.
Nếu so với đa phần thiết kế của Việt Nam hiện nay, xu hướng bếp đối diện bồn rửa không nhiều. Thay vào đó, các thiết kế bếp cùng chiều hay vuông góc với bồn rửa vẫn đang được phổ biến hơn. Điều nên tránh sự tương cung của thủy và hỏa chính là bếp và đường nước, tủ lạnh…
Đoan Trang (Báo Xây Dựng)
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…