Cách làm mái nhà ống theo phong thủy
Trong phong thủy, mái nhà được xem là nơi tụ khí, ảnh hưởng đến cả gia đình trong quá trình sinh sống. Vì thế, mái nhà thiết kế phù hợp sẽ giúp căn nhà không những đẹp, hợp lý hơn mà còn mang lại may mắn cho các thành viên gia đình.
Dân gian xưa có câu, con không cha như nhà không nóc, nhưng thời hiện đại, mái hay nóc nhà được chú ý theo các hướng khác.
Đối với nhiều nhà hiện đại, ngoài nhà mái bằng của nhà ống, chủ nhà muốn xây dựng thêm mái, cất nóc phía trên nhằm mục đích giảm nóng, làm đẹp. Thông thường mái có thể làm bằng các vật liệu như tôn chống nóng, ngói hay đổ bê tông ốp ngói…
Tuy nhiên, dưới góc nhìn phong thủy, mái nhà được chú tâm khá nhiều về sự tương quan mái nhà với căn nhà, độ nhọn. Cụ thể, vấn đề có thể được giải thích như sau: Về mặt hình khối, nhà ống hiện đại thường có xu hướng vươn cao từ 2 – 5 tầng. Đây là biểu tượng cho hành Mộc trong Ngũ hành. Mặt khác, phần chóp của ngôi nhà thường được đổ mái bằng hoặc làm tháp nhọn. Đó là đặc trưng của hành Hỏa. Theo Ngũ hành: Mộc sinh Hoả. Vì vậy, kiểu tương quan dưới Mộc trên Hoả sẽ tốt về Phong thủy.
Tuy nhiên, góc nhọn của mái nhà cũng là điểm quan trọng để các gia chủ chú ý và điều chỉnh. Phong thủy khuyên nên tránh xây dựng những nóc nhà quá nhọn, trên 45 độ. Điều này làm cho hoả vượng quá mức sẽ gây ra hiện tượng “hoả khí xung thiên”. Theo đó, căn nhà chỉ tốt cho gia chủ trong một thời gian ngắn ban đầu, càng ở lâu càng dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy, vội vàng, dễ xảy ra mâu thuẫn.
Vì vậy, đối với nhà ống không nên thiết kế mái nhà quá nhọn. Tốt nhất phải thoải dưới 45 độ. Điều này cũng phù hợp với thẩm mỹ trong kiến trúc, mái nhà sẽ trở nên trang nhã hơn trong mắt người nhìn.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…