Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp để phù hợp theo phong thủy
Là nơi chế biến, nấu nướng thức ăn hàng ngày cho cả gia đình nên phòng bếp ngoài việc thiết kế hiện đại, đẹp mắt còn cần phải hợp về phong thủy và lưu ý một số vấn đề sau đây
Theo quan niệm phong thủy học, phòng bếp khi bố trí, thiết kế phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy tối kỵ khi bếp ở hướng bị gió lùa.
Những điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp 2
Phong thủy học cho rằng nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt, vì chủ yếu là sợ gió thổi từ cửa vào hoặc từ cửa sổ vào bếp.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc nếu đặt bếp ở hướng gió thổi, khi gió to thổi lửa liếm ra 4 phía còn có thể gây nên hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Thủy – Hỏa xung khắc nhau theo quan niệm phong thủy, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước, chính là quan niệm “thủy hỏa bất dung”, như vậy là xung khắc với bếp nấu.
Vì vậy, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi bố trí phòng bếp, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…
Khi lựa chọn bố trí phòng bếp trong nhà, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”.
Tọa hung nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành (hướng hung), để hộ trợ áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho gia chủ. Luồng khí dương ở bếp nấu sinh ra có thể giúp điều hòa các luồng khí gây bất lợi này, giúp cải thiện phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát” tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng tốt để nó có thể hút được khí lành.
Trong “Kim quang đẩu lâm kinh” đã nói “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành mới nhanh có phúc”.
Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc bố trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ, chủ yếu là vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, môi trường vệ sinh của nhà bếp kém sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nấu đồ ăn thức uống. Do đó, bạn nên loại bỏ các thứ lặt vặt không cần dùng trong nhà bếp, tuyệt đối không biến nhà bếp thành chỗ chứa các đồ vặt vãnh vừa làm xấu nhà bếp vừa không đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Nếu phòng bếp của gia đình bị tối, bạn cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng ở các vị trí cần nhiều ánh sáng như chỗ nấu ăn, bàn ăn…
Nguồn: Phong Thuy va Tu Bep
Join the forum discussion on this post
BÀI ĐĂNG LIÊN QUAN:
- Những điều kiêng kỵ, cấm kỵ ở nhà bếp, tủ bếp theo phong thủy
- 4 điều kiêng kỵ trong thiết kế tủ bếp, kệ bếp gia đình
- Phòng bếp, tủ bếp, kệ bếp xài chung có cần theo phong thuỷ ?
- Nhà bếp và cổng đi trong phong thủy nhà ở, đôi điều bàn luận
- Phong thủy cho bếp ăn
- Nhà bếp theo Phong Thủy
- Ngũ hành cho không gian chức năng
- Chọn vật liệu nội thất theo Phong thủy
- Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thường
- Cách xác định phương vị, vị trí tài lộc của ngôi nhà theo phong thủy
- Sơn — Hướng và Trạch trong phong thủy là gì? Ảnh hưởng như thế nào?
- Chọn màu sơn và đồ nội thất cho không gian Kim theo phong thủy
- Chọn màu sơn và trang trí cho không gian Thổ theo phong thủy
- Phòng ăn, phòng bếp theo phong thủy và những điều cần lưu ý
- Phương cách hóa giải Phong Thủy toàn diện cho ngôi nhà của bạn
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…