Đừng coi nhẹ việc lau bàn thờ nếu không đúng cách sẽ rước họa vào nhà đấy!
– Đối với những loại đồ thờ cúng cũng vậy, nếu không còn dùng được nữa, phải đem đốt đi hoặc thả trôi trên sông chứ không nên vứt vào bãi rác hoặc những nơi dơ bẩn khác.
Không phải ai cũng biết được, phần quan trọng nhất trong căn nhà chính là bàn thờ tổ tiên, và nơi đây được coi là nơi linh thiêng nhất. Gia đình của chúng ta có an yên hạnh phúc hay không là do chúng ta có biết cách chăm sóc nơi này hay không? Một trong những việc làm không thể thiếu khi chuẩn bị bước sang năm mới chính là dọn dẹp bàn thờ tổ tiên. Đây là một nơi ngày thường không được tùy ý chạm vào vì nếu lỡ xê dịch một chút vẫn có thể làm kinh động đến thần linh và khiến phong thủy gia đình bị xáo trộn.
Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ và cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên mà mọi người cần biết:
– Trước khi dọn dẹp bàn thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bà thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu dọn dẹp.
– Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước.
– Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Cần chú ý khi rút chân hương ra khỏi bát hương (Ảnh: Internet)
– Khi rút chân hương ra khỏi bát hương, nhớ để lại 5 chân hương cũ trong bát hương. Những chân hương còn lại, đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây chứ tuyệt đối không được thả ở những nơi dơ bẩn, ô uế.
– Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
– Đối với những loại đồ thờ cúng cũng vậy, nếu không còn dùng được nữa, phải đem đốt đi hoặc thả trôi trên sông chứ không nên vứt vào bãi rác hoặc những nơi dơ bẩn khác.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…