Sinh khí là gì và có vai trò gì trong phong thủy ?

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Ghép hai từ “” chúng ta có thể hiểu là các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy được thể hiện qua hoạt động của con người trong cuộc sống, gia đình, xã hội, địa lý và vũ trụ. Bởi thế, khi dùng đến câu “” là nói đến quy luật sinh tồn được điều chỉnh bằng ý thức.

Nhận thức về phong thủy đưa vào cuộc sống trong ứng dụng làm nhà, nơi cư ngụ, bảo vệ môi trường … đã trở thành nhận thức văn hóa trong đời sống xã hội từ ngàn xưa đến nay, nhưng vì “sinh ” rất mơ hồ, còn “phong thủy” lại có chút “phù thủy” nên rất dễ mê tín.

phong-thuy-nha-o-kieng-qua-hoa-xau-34777

Sinh khí là gì?

Sinh theo tiếng Nôm, từ Sinh được viết trong các câu “Khi sinh nở thái hòa vô sự”, “Sinh dưỡng”, “Sinh nhai”, “Sinh nhật”, “Sinh quán”, “Sinh tử”, “Sinh tồn”, “Sinh trưởng” …. Điều này chỉ ra các mối tương quan của “Sinh” mà ở đấy nếu ta hiểu thấu thì có thể vận dụng sâu, rộng vào đời sống xã hội – tự nhiên của con người.

Khí – trong từ điển chữ Nôm được ghép trong các câu : “Ở đây âm khí nặng nề”, “khí phách”, “khí thế”, “khí tiết”, “trí khí”, “khí trời”, “không khí”, “khí huyết”, “khẩu khí” …. Qua đó cho thấy từ “Khí” có nghĩa khẳng định giá trị, kết quả về vận động của tự nhiên, xã hội và con người. Nếu Sinh là tự nhiên thì Khí là phát triển, chuyển động, vận động trong không gian và thời gian.

Ghép hai từ “Sinh khí” chúng ta có thể hiểu là các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy được thể hiện qua hoạt động của con người trong cuộc sống, gia đình, xã hội, địa lý và vũ trụ. Bởi thế, khi dùng đến câu “sinh khí” là nói đến quy luật sinh tồn được điều chỉnh bằng ý thức.

Con người là động vật có tính xã hội, trong tính xã hội ấy người ta trải qua thực tiễn để có nhận thức, và từ nhận thức đấy người ta đưa vào cuộc sống để cải tạo vật chất, cải tạo xã hội và thay đổi chính mình được người xưa gọi là “linh khí tạo ra sinh khí”, tạo ra giá trị tốt đẹp hơn so với các loài động vật chỉ biết sống dựa vào tự nhiên, và với đời sống của chúng ta thì làm gì đấy để hôm nay tốt đẹp hơn hôm qua và ngày mai tốt đẹp hơn ngày nay thì gọi là “sống có sinh khí”.

?

Phong – theo tự điển chữ Nôm được ghép trong các câu: “ngẩn ngơ đứng trước bình phong”, “khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong”, “phong tư tài mạo tốt vời”, “phong ba”, “phong độ”, “cây phong”. Như vậy, từ “Phong” không đơn thuần là “gió” như nhiều người dịch tự tiếng Hán. Ở từ điển chữ Nôm cho thấy không có “phong là gió”. Đây là vấn đề mà nhiều nhà phong thủy chưa làm sáng tỏ. Theo đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thì: “Gió là luồng khí chuyển động từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp thường gây cảm giác mát và lạnh. Gió thổi mây bay. Gió chiều nào che chiều nấy”.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Thủy – trong tự điển chữ Nôm được viết : “thủy cung”, “thủy binh”, “thủy đạo”, “chung thủy”, “phù thủy”, “thủy ngân”. Từ “thủy” cũng không được gọi là nước. Ví dụ, nếu gọi “thủy’ là “nước” thì “thủy binh” phải gọi là “đội quân dưới nước”. Điều này thật khó giải mã ngôn ngữ. Đây cũng là những vấn đề mà các nhà phong thủy cũng chưa nêu được rõ ràng. “Nước là khái niệm chỉ vật chất là nước, trong khi thủy chỉ những hoạt động ở dưới nước, hoặc ám chỉ như nước khó kiểm soát “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” (Lão Tử).

Theo câu “ngẩn ngơ đứng trước bình phong” cho thấy “phong” tức là chắn, chặn lại như “tấm bình phong”. Đó là hiện tượng của sự vật chắn gió chứ không phải là gió.

Theo “thủy đạo”, “phù thủy”, “chung thủy” cho thấy “thủy” ở đây là một hiện tượng xã hội chứ không phải “thủy” là “nước”. Thủy không là khái niệm về nước mà là cái dụng của nước.

Giải mã ngôn ngữ từ tự điển chữ Nôm và tự điển tiếng Việt cho thấy Phong thủy là cách làm để đạt được một giá trị nào đó theo cái dụng của phương pháp phong thủy giúp cho đời sống của con người mà theo quy luật sinh khí ở đấy có liên quan đến “chắn, che, chặn” vì giá trị phục vụ một cách tốt nhất, “chung thủy” với chủ nhân.

Tóm lại, theo phân tích trên cho thấy Phong thủy là hiện tượng ý thức được trải nghiệm thành văn hóa, nhằm đưa ra nhận thức trải nghiệm qua thực tiễn đời sống của con người có liên quan đến nhà cửa (che, chắn, chặn” và địa lý, thậm chí cả mồ mả (nhà của người chết) … để đạt được mục tiêu tồn vong “sinh khí” vốn có của đời sống tự nhiên – xã hội. Nếu xét “Sinh khí” là tự nhiên thì “phong thủy” là xã hội; nếu xét “sinh khí” là vật chất thì “phong thủy” là ý thức; nếu xét “sinh khí” là thực tiễn thì “phong thủy” là nhận thức.

Nhận thức về phong thủy đưa vào cuộc sống trong ứng dụng làm nhà, nơi cư ngụ, bảo vệ môi trường … đã trở thành nhận thức văn hóa trong đời sống xã hội từ ngàn xưa đến nay, nhưng vì “sinh khí” rất mơ hồ, còn “phong thủy” lại có chút “phù thủy” nên rất dễ mê tín. Để phong thủy đúng giá trị của nó chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ.

Cùng Danh Mục

Ban công tại sao cần "Tử khí đông lai"
Giải pháp Phong Thủy cho nhà chỉ có một phòng
9 Lời khuyên cho bạn về việc dùng màu đỏ trong phong thủy
Treo tranh để mang lại may mắn
Dấu hiệu nhận biết ngôi nhà hợp phong thủy
Bài trí tủ rượu theo phong thủy
Nên hạn chế bày hoa giả trong nhà
Bài trí văn phòng theo phong thủy
Bố trí ban công hợp phong thủy
Bố trí cây xanh giúp sống khỏe
Lưu ý phong thủy phòng cưới để hạnh phúc được vững bền
Bố trí đường dẫn sinh khí vào nhà
Xây tường bao quanh nhà không nên quá cao hoặc quá thấp
Những lưu ý phong thủy cần tránh khi mua nhà đất thổ cư
Phong thủy đem lại may mắn cho sân trước
Nhận biết 10 đại sát thường gặp trong nhà ở và cách hóa giải
Muốn tài lộc thịnh vượng thì bỏ ngay những thói quen cất tiền đầy tai hại này
Tuổi Sửu qua tháng sinh và những bí mật thú vị

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 64788 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online