Tác dụng của Tỳ Hưu đối với tài lộc công danh của gia chủ

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

vẫn luôn được coi như một biểu tượng của sự thịnh vượng, không những trưng bày hay thờ cúng trong nhà, còn được sử dụng như món trang sức hộ thân với rất nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu biết nhất định khi sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng ngược.

Gần đây giới sành chơi thường sắm cho mình một con Tỳ Hưu để mang trên người hoặc đặt trong nhà với mong muốn mang lại và tài lộc. Thế nhưng Tỳ Hưu là gì? Và tác dụng của nó ra sao thì ít người biết được.

pt-linh-vat-ty-huu_1

Nguồn gốc của Tỳ Hưu

Truyền thuyết về Tỳ Hưu được xuất phát từ 9 đứa con của Rồng. Rồng sinh ra chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. Một trong số đó là Tỳ Hưu. Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên ăn vàng bạc châu báu nên được gọi là con vật giữ tài lộc, gọi là Thiên Lộc. Loài này có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không hề có hậu môn (ăn vào mà không thải ra nên không bao giờ mất đi cái gì). Loại Tỳ Hưu này ngày nay được thỉnh về để thờ cúng rộng rãi.

Ngoài ra còn có tương truyền thời vua Minh Thái Tổ, khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.

Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.

Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Ngày nay

Tỳ Hưu vẫn luôn được coi như một biểu tượng của sự thịnh vượng, không những trưng bày hay thờ cúng trong nhà, Tỳ Hưu còn được sử dụng như món trang sức hộ thân với rất nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu biết nhất định khi sử dụng Tỳ Hưu để đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng ngược.

Tỳ Hưu ngày nay được làm từ rất nhiều chất liệu, nhưng tốt nhất là đá thiên nhiên, đã tích tụ linh khí trời đất hàng triệu năm. Đá quý hiếm hay ngọc thì càng thêm phần hiệu quả.

Khi bày Tỳ Hưu, lưu ý luôn luôn để Tỳ Hưu hướng lưng vào nhà, tuyệt đối không quay để hướng lưng Tỳ Hưu quay ra ngoài, sẽ “mất lộc”.

Khi sử dụng tượng thiên lộc làm vật chiêu tài thì cần tránh sờ tay vào chúng, đặc biệt là mắt và miệng, vì điều đó tương ứng với làm mờ mắt – mòn răng, khiến tỳ hưu không biết đón nhận khí hữu ích cho tiền tài của chủ nhà. Còn nếu bạn mang chúng trong người thì khi đi ngủ cần tháo ra và cất giữ ở nơi trang nghiêm, không để chúng phòng ngủ, đặc biệt là với việc có quan hệ giường chiếu, vì sẽ làm ô uế, mất đi tính quang minh của chúng. Điều đặc biệt chú ý là 1 khi đã thỉnh tượng tỳ hưu về thờ phụng thì cần mãi mãi giữ chúng trong nhà, tối kỵ việc đem tặng người khác hoặc bị mất trộm, điều đó tương ứng với mang tài lộc của mình tặng người khác.

Cùng Danh Mục

Nguồn Gốc Phong Thủy
Nhà ở tại sao phải dựa vào núi?
Những loại đá phong thủy nào không nên đặt trong nhà ?
Áp dụng phong thủy vào cửa hàng bán lẻ
Phong thủy phòng tắm giúp hôn nhân thêm bền vững
Cách bài trí đồng hồ giúp nâng cao vận khí
Chọn hướng treo tranh theo bát quái đồ
Cách thiết nhà theo mệnh gia chủ
Những kiêng kị phong thủy khi bài trí tủ giày
Những lỗi phong thủy hay phạm phải khi bố trí nhà
Thiết kế trần thạch cao đem lại may mắn
Áp dụng phong thủy cho việc kinh doanh thêm may mắn
Ý nghĩa cây tre trong phong thủy
Không nên trồng cây hòe phía sau và trồng dâu trước nhà
Cách khắc phục ngoại cảnh nhà ở đem lại sự hài hòa
Nên lưu ý khi xây dựng và bài trí ban công
Phong thủy xấu cửa chính chỉ cần dùng thảm chùi chân là có thể hóa giải rồi
Cách hóa giải nhà khuyết góc để chuyển vận thế

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 68528 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online