Đặt bàn thờ cúng Thần Tài – Ông Địa nên xem hướng đắc địa và vật phẩm phù hợp
Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ. Có khi, tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm để cầu tiền tài, buôn may bán đắt.
Theo quan niệm dân gian, Thần tài – Ông địa là những vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Bởi vậy, đa phần công ty, doanh nghiệp hay các cửa hàng buôn bán nhỏ đều đặt ban thờ Thần tài – Ông địa với hy vọng làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc.
Theo quan niệm dân gian, Thần tài – Ông địa là những vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Bởi vậy, đa phần công ty, doanh nghiệp hay các cửa hàng buôn bán nhỏ đều đặt ban thờ Thần tài – Ông địa với hy vọng làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Thế nhưng ít người biết, đặt ban thờ Thần tài – Ông địa cũng cần sự hiểu biết và tuân theo nguyên tắc khoa học phong thủy.
Hiểu đúng nguồn gốc Thần Tài, Ông Địa
Từ xa xưa, Ông Địa (Thần Đất) được coi là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Ông địa mang dấu ấn của thời kinh tế nông nghiệp. Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ. Có khi, tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm để cầu tiền tài, buôn may bán đắt.
Nếu như với Thần Tài, gia chủ thường cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa được cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Chọn hướng hút tài khi đặt ban thờ Thần
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà. Vì vậy khi đặt bàn thờ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh. Vậy, gia chủ làm sao để chọn đúng cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân?
Theo phong thủy, Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ Thần Tài nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Vì vậy, hướng Thiên Lộc là được coi là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài.
Tuy nhiên, trước khi chọn hướng an vị bàn thờ Thần Tài bạn cũng nên quan tâm tránh các hướng có sự ảnh hưởng của hướng có sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, tài không tụ, có lộc cũng như không. Nhiều người cho rằng hướng Thiên lộc phạm các sao Không Vong, Tử, Tuyệt gọi là hướng Tuyệt Lộc, dù tài sản có như nước, rồi cũng tiêu tan hết.
Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phù trợ. Đặt bàn thờ Thần Tài vào cung Quý Nhân gia đạo sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành. Tuy nhiên nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi.
Cung Thiên Lộc tại hướng Đông-Nam, cung Quý Nhân tại hướng Tây-Bắc. Tuy nhiên, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của gia chủ. Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở các vị trí trên, nên có sự chuẩn bị cẩn thận, trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Bàn thờ Thần Tài tuy thờ dưới đất nhưng vị thần này tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Vì vậy, nên để sẵn một lọ nước hoa tươi và phải thường xuyên lau dọn, xức nước thơm cho bàn thờ được thơm tho.
Vật phẩm đặt ban thờ
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.
Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).
Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…