Bài trí sân thượng sai cách khiến âm thịnh dương suy
Đối với một ngôi nhà, tầng hầm và sân thượng là hai vị trí khá quan trọng trong phong thủy. Nếu như tầng hầm thịnh “âm”, thì sân thượng lại là nơi vượng “dương”. Tuy nhiên, dù âm hay dương nhiều đều không tốt mà cần phải cân bằng giữa hai yếu tố này. Vậy làm thế nào để sân thượng của bạn vẫn là nơi đón được ánh sáng mà âm dương vẫn hài hòa ?
Nếu như tầng hầm thịnh “âm”, thì sân thượng lại là nơi vượng “dương”. Tuy nhiên, dù âm hay dương nhiều đều không tốt mà cần phải cân bằng giữa hai yếu tố này. Vậy làm thế nào để sân thượng của bạn vẫn là nơi đón được ánh sáng mà âm dương vẫn hài hòa ?
Phong thủy sân thượng giúp cân bằng âm dương
Đối với một ngôi nhà, tầng hầm và sân thượng là hai vị trí khá quan trọng trong phong thủy. Nếu như tầng hầm thịnh “âm”, thì sân thượng lại là nơi vượng “dương”. Tuy nhiên, dù âm hay dương nhiều đều không tốt mà cần phải cân bằng giữa hai yếu tố này. Vậy làm thế nào để sân thượng của bạn vẫn là nơi đón được ánh sáng mà âm dương vẫn hài hòa ?
Theo phong cách thiết kế hiện đại, nhất là dạng nhà phố tại các trung tâm Hà Nội, HCM thì gia chủ thường giành ra một khoảng sân thượng để làm nơi lấy sáng, phơi phóng, thư giãn nghỉ ngơi…..Sân thượng theo phong thủy là nơi dương thịnh, yếu tố dương quá nhiều nên rất cần khoảng râm mát cho phù hợp. Có thể đặt tại đó hệ thống bể mái, tiểu cảnh, sân phơi, rau xanh….
Tại khu vực sân thượng nhiều gia đình thường dành một nửa để làm khu vực thờ cúng, một nửa làm khu vực phơi phóng, đặt bể nước, tiểu cảnh. Tuy nhiên, có một vài điểm bạn nên lưu ý:
Thứ nhất, không nên bố trí khu vực phơi phóng phía trước khu thờ, tránh phạm thượng.
Thứ hai, đối với bể nước, téc nước nên đặt tại vị trí thủy vượng, không được đặt nước ở khu vực giữa hoặc đè lên phòng ngủ, phòng thờ phía dưới.
Thứ ba, nếu trên sân thượng bố trí tiểu cảnh hoặc bể cá thì nên bố trí tại vị trí sơn tinh vượng, thủy tinh vượng… tránh khu vực trung tâm hoặc những vùng cho là có khả năng đè lên phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ phía dưới.
Thứ tư, tại sân thượng có thể trồng rau hoặc cây xanh. Nhưng không nên lựa chọn những loại cây có thể bám rễ vào tường, hoặc những loại cây cổ thụ sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Không nên trồng những loại cây có nhiều lá, tán xum xuê ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước. Dù trồng bất cứ loại cây hay rau gì phải luôn đảm bảo hệ thống trống ẩm với mặt sàn sân thượng, tránh gây ẩm thấp, rêu mốc cho các phòng bên dưới.
Nếu bạn tự làm dàn để cây thì cần luôn đảm bảo sự vững chắc, kiên cố. Dàn cây phải luôn thoáng gió. Cây trên sân thượng khi đã bị bệnh, còi cọc vàng úa sẽ hãm khí và chứa những tà khí do đó nên bỏ ngay đi và thay vào bằng cây mới có sức sống hơn.
Nên lựa chọn hình dáng mái che trên sân thượng hợp với ngôi nhà. Với ngôi nhà mệnh Kim nên chọn mái bằng, mái vòm; với nhà mệnh hỏa nên chọn hình bát úp. Nếu nhà hình hỏa thì nên có góc giữa hai mái ghép thông minh, góc phải lớn hơn 90 độ, nhỏ hơn 90 độ sẽ là phản thiên trong phong thủy.Vật liệu sử dụng nên là tấm lợp thông minh, trong suốt hoặc màu xanh lam, xanh sẫm để đảm bảo vẫn lấy được ánh sáng mà vận tạo được độ râm mát nhất định.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…