Cách bài trí bàn thờ ngày Tết hợp phong thủy

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Bàn thờ là nơi quan trọng nhất làm nên phong vị ngày Tết bởi đây là nơi dành riêng để giao tiếp với tổ tiên và thần linh… Vậy làm thế nào để bày bàn thờ vừa đẹp lại hợp phong thủy?

Vào những ngày Tết, đứng trước bàn thờ tổ tiên, trong mờ ảo khói trầm, sâu thẳm trong mỗi chúng ta đều nhớ đến côi nguồn, tâm linh. Chúng ta thành kính dâng lên tổ tiên, thần linh những ước nguyện trong lòng. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Tuy nhiên, với người Việt, thì nó vẫn mang một nét chung, đều là thể hiện sự trang trọng, sự thành kính trong tâm thức của con người. Do đó, để bày trí bàn thờ vừa đúng phong thủy vừa đẹp là một điều vô cùng quan trọng.

news.53872.1

Bày trí bàn thờ vừa đúng phong thủy vừa đẹp là một điều vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Thường thì việc trang trí bàn thờ bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp và do chính tay gia chủ thực hiện để tỏ lòng hiếu kính. Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ luôn được coi trọng. Bởi quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, do đó, gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để đảm bảo đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Công việc quan trọng nhất là dọn dẹp, lau chùi, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ đi cho đỡ đầy bát hương), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Nhừng đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Đến khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm (thường là ngũ vị hương) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”.

Thường thường, trong cách bày biện bàn thờ, người ta bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị – là tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của những người được thờ cúng, có thể bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ để thể hiện lòng thành kính. Vì hầu hết các gia đình đều chỉ có một nơi thờ tự, nên sẽ “phối thờ” cả gia tiên nhiều đời và cả thần linh, do đó thường thì vị trí này là bài vị chung cho tất cả. Hai bên Bài vị chung, thì bố trí bài vị hoặc ảnh thờ của những người đã khuất thân cận trong gia đình như ông bà, cha mẹ v.v.. Việc đặt thì tùy theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trước sau, trái phải.

Lư hương sẽ bố trí trước các bài vị, và kích thước thì tuy theo kích cỡ của bàn thờ. Để cân xứng thì lư hương ở chính giữa có kích thước lớn nhất. Điều quan trọng nữa là trên bàn thờ nhất thiết phải có hai ngọn đèn để đốt mỗi khi hành lễ. Cùng với đó, trên bàn thờ, phía phải và phía trái sẽ bố trí thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng, đế đèn.

Bên cạnh những đồ thiết yếu như trên thì tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm những đồ thờ tự quý giá khác như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc v.v. Những đồ vật này thì bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương và thấp hơn. Đặc biệt cần phải sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm-Dương “tả dương, hữu âm” “tả nam, hữu nữ”…

Hương vòng và hương nến là hai loại thông dụng nhất được dùng để thắp trong ngày Tết. Cũng có nơi người ta dùng cây “hương sào” lớn với mục đích là để cháy được lâu, đảm bảo duy trì liên tục trong các ngày Tết.

Hoa trên bàn thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa, người ta thường duy trì cả hai loại này trên bàn thờ vào trong ngày Tết. Bên cạnh đó, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, thường cắm một cành đào, hay một cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ. Những loại hoa được chọn để lên bàn thờ thường là huệ, hoa ly, hoa cúc… bởi chúng có mùi thơm. Lưu ý, tránh những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

news.53872.2

Ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Ảnh minh họa

Ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả bởi nó tượng trưng cho con số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy- hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường” : Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí-Tín”… 5 loại quả có bố cụ và màu sắc hợp lý sẽ được chọn để bày biện cho đẹp mắt.

Chuối và bưởi là hai loại quả biểu trưng cho âm – dương, vuông – tròn nên không thể thiếu được trong mâm ngũ quả. 5 loại quả được trọn phải tròn trịa và có hương sắc. Không nên chọn những thứ quả có gai và có lá sắc vì nó có thể mang sát khí hay những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…

Bánh chưng và bánh giầy tượng trung cho Trời và Đất, chưa kể nó được làm từ gạo, thịt nên tượng trưng cho no ấm và thịnh vượng, vì thế không thể thiếu. Khi bày lễ bánh chưng phải theo cặp (2 chiếc) cho trọn ven quan hệ vợ chồng.

Bên cạnh những lễ vật trên, thì sẽ có thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.

Tết đến, Xuân về, trang hoàng nơi thờ tự là một việc làm để thể hiện lòng kính ái với thần linh, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Do đó, cần thành tâm, thiện ý, tránh những suy diễn, bày biện rườm rà, vừa tốn kém lại không đúng với ý nguyện của tiền nhân.

Cùng Danh Mục

Cách đặt bể cá để mang sự thịnh vượng vào nhà
Cách xây nhà trên thế đất xấu
Những điều không nên trong phong thuỷ nhà bếp
Những vật phẩm mang lại may mắn, tài vận khi được bài trí trong nhà
Trồng hoa trong nhà hợp phong thủy
Bí quyết để có phòng ngủ hợp phong thủy
Chọn vật liệu theo phong thủy
Những kiêng kị phong thủy đối với phòng ăn
Bố trí phòng làm việc chuẩn phong thủy cho sếp
Ảnh hưởng của nhà hướng Đông trong phong thủy
Vật cản trước nhà khắc phục làm sao ?
Những vị trí treo đồng hồ đem lại vận may cho gia chủ
Cách mượn tuổi làm nhà hợp quy trình theo phong thủy
Cách trang trí tránh tán khí cho nhà ở
Mẹo hút tài lộc cho nhà ở từ ngay cửa chính
Phong thủy cho khu vực cầu thang hóa sát rước lành
Muốn hôn nhân được mỹ mãn hãy bày biểu tượng uyên ương
Những vị trí nhà mặt tiền gây họa nên tránh ngay

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 42269 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online