Cách bố trí tủ giày tránh tà khí
Tủ giầy, dép là một đồ vật gần như không thể thiếu trong nhiều gia đình hiện đại. Tuy nhiên, việc bài trí, sắp đặt và vệ sinh tủ nếu không cẩn thận sẽ sinh nấm mốc, gây tà khí về mặt phong thủy.
Sinh khí không tốt
Dọn về chung cư ở gần 3 tháng nay nhưng chị Nguyễn Thành Lê (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn loay hoay trong việc chọn chỗ để tủ giầy chuyển từ nhà cũ. Phần thì sợ không hợp phong thủy, phần chị Lê lại lo giầy, dép hằng ngày dẫm lên bùn đất khắp nơi, tối về bỏ trong tủ lâu ngày sinh ô nhiễm không khí trong nhà.
Ở góc độ phong thủy, KTS Phạm Cương, giám đốc khối Phong thủy, Công ty Nhà Xuân cho rằng, tủ giầy, dép được xem là một vật dụng gia đình có sinh khí không tốt vì sự xú uế. Nó được xem như khu vệ sinh trong gia đình nên cũng có phần nào ảnh hưởng đến phong thủy toàn diện của ngôi nhà, dù không quá nghiêm trọng.
Chiều rộng của tủ giầy, kể cả khi mở rộng cánh tủ, không nên vượt quá 1/3 chiều rộng của bức tường nơi kê tủ.
Bản chất của vấn đề này thực tế là giầy, dép đi ngoài đường, dẫm lên nhiều thứ bẩn thỉu nên khi đi vào nhà nếu không được cất giữ gọn gàng sẽ làm mất vệ sinh nhà cửa. Cụ thể là bụi bẩn, vi khuẩn có thể từ đó bị cuốn vào môi trường sinh hoạt trong nhà, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trong nhà. Điều này ứng với phong thủy là mang theo các năng lượng tạp nham vào nhà làm xú uế.
Theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng, tủ đựng giầy là nơi dễ nhiễm và chứa những tạp khí, gây những ảnh hưởng xấu đến nguồn năng lượng phong thuỷ trong nhà bạn. “Vì được sử dụng hằng ngày ở ngoài đường nên đôi giày không tránh khỏi việc nhiễm tạp khí. Vì thế, chỉ nên để giày ở khu vực gần cửa ra vào, tránh đặt giầy một cách tùy tiện vì như vậy các loại khí uế tạp bên ngoài sẽ theo đôi giầy vào trong nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của các thành viên trong gia đình”, chuyên gia Trọng Hùng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Toàn, Công ty Vệ sinh Thiên Đô cho rằng, bên cạnh vấn đề về tủ giầy thì việc đi giầy, dép vào nhà cũng nên hạn chế. Bởi trên đường đi hoặc lúc dừng xe, đế giầy dẫm lên đường và mang theo các loại vi khuẩn, bụi bẩn, tạp chất.
Khi về nhà, nếu không tháo giầy để ngoài cửa, vô hình trung bạn đã làm tăng ô nhiễm trong nhà, ảnh hưởng xấu đến không khí và sức khoẻ những người sống trong nhà. Vì vậy, tốt nhất nên tháo giầy hoặc phải đặt tấm thảm chùi chân trước cửa để bụi bẩn bên ngoài không theo vào nhà. Có thể đặt tủ giầy ngay gần cửa để tiện cất giầy khi về đến nhà.
Hạn chế ô nhiễm
Theo các chuyên gia, phong thủy học về nhà ở rất coi trọng sự lưu thông không khí, vì thế mà tủ đựng giầy phải cố gắng không gây mùi lạ, vì nếu mùi lạ lan tỏa trong không gian, sẽ khó có được một không gian phong thủy hài hòa. Vì vậy, nên chọn loại tủ có cửa, để tạp khí từ những đôi giầy không dễ lan ra ngoài, làm ô nhiễm nguồn năng lượng trong nhà. Tủ giầy không nên đặt ở vị trí trung tâm, mà nên đặt tủ ở nơi góc khuất, gần cửa ra vào, tốt nhất nên đặt dịch sang hai bên cửa.
Chuyên gia Trọng Hùng cho rằng, diện tích tủ giầy nên nhỏ và thấp, không nên rộng và cao, không nên cao hơn chiều cao của chủ nhà để tránh những điều không thuận. Chiều rộng của tủ giầy, kể cả khi mở rộng cánh tủ, không nên vượt quá 1/3 chiều rộng của bức tường nơi kê tủ. Nhiều gia đình thường để giầy, dép chất thành đống lộn xộn ngay gần cửa ra vào, vừa trông mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng xấu đến phong thủy.
Theo ông Nguyễn Quốc Toàn, tủ giầy của mỗi nhà thường chứa nhiều đôi giầy, có những đôi để lâu không đi đến, rất dễ gây ẩm mốc, vi khuẩn, tạp chất bám dính trên giầy để trong môi trường kín bí càng có cơ hội sinh sôi, phát triển. Ông Toàn khuyến cáo nên thường xuyên vệ sinh tủ, lau chùi sạch sẽ các ngăn bên trong tủ và từng đôi giầy, dép, vừa tiện lợi khi sử dụng không phải lau chùi lại, vừa giúp thông thoáng môi trường bên trong tủ giầy, hạn chế tà khí và các vi sinh vật gây bệnh.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…