Cách thiết kế hàng rào hợp phong thủy giúp tăng vượng khí cho ngôi nhà
Trong phong thủy cổ, hệ thống hàng rào thường là hình vuông, còn ngôi nhà là hình tròn hoặc hình chữ chi (theo quan niệm “trời tròn đất vuông”). Tuy nhiên, với xu thế và quỹ đất hiện nay, điều ấy dường như là không thể vì thế phải tìm cách bài trí hàng rào một cách khéo léo để hạn chế những điều xấu và phát huy những điều tốt.
Về bản chất, một ngôi nhà cũng giống như một sinh thể sống. Sinh thể ấy có khỏe mạnh được hay không thì cần cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế phong thủy cho hàng rào của ngôi nhà cũng rất quan trọng.
Trong phong thủy cổ, hệ thống hàng rào thường là hình vuông, còn ngôi nhà là hình tròn hoặc hình chữ chi (theo quan niệm “trời tròn đất vuông”). Tuy nhiên, với xu thế và quỹ đất hiện nay, điều ấy dường như là không thể vì thế phải tìm cách bài trí hàng rào một cách khéo léo để hạn chế những điều xấu và phát huy những điều tốt.
Khoảng cách hẹp nhất có thể trong phong thủy để hàng rào có được đường dẫn khí cho ngôi nhà đó là 20cm. Độ cao nhất định theo phong thủy của hàng rào đó là chỉ số đẹp theo thước Lỗ Ban, khoảng từ 1,8m trở xuống. Chất liệu hàng rào được lựa chọn nhiều nhất là bằng kim loại. Ngoài ra có nhựa có lõi thép, hoặc tường bao quanh. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đến sự phù hợp của hệ thống hàng rào là màu sơn nên cũng không cần quá coi trọng chất liệu.
Một số gia đình kết hợp hàng rào với trồng cây xanh, phổ biến nhất là cây xương rồng và đó cũng là loài cây phù hợp nhất. Không nên sử dụng cây thân leo, thân mềm sẽ tạo ra những khí âm không tốt.
Gia chủ cũng cần chú ý tới thẩm mỹ của hàng rào bởi nếu hàng rào bị hở những mạch hàn, mối hàn là không tốt. Vì thế, nên kiểm tra hàng rào liên tục để tu sửa kịp thời. Nếu tường rào bị nứt kẽ cũng cần phải trát lại ngay để hệ thống liền mạch của hàng rào không bị đứt.
Khi có đường đâm vào nhà hoặc tòa nhà bên cạnh có những xung xạ chiếu vào, gia chủ có thể khắc phục bằng cách xây hàng rào có những đường uốn cong với mũi sắt hướng ra phía ngoài.
Nếu hàng rào ở hướng Bắc tọa Nam thì nên sử dụng màu xanh da trời, màu trắng, màu ghi. Còn màu xanh ngọc, xanh lá cây, màu đỏ, màu cam được coi là những màu phù hợp cho hướng Nam. Ở hướng Đông Nam, Đông thì nên sử dụng màu xanh da trời, xanh lá cây. Hướng Đông Bắc Tây Nam là màu cam, gạch non, vàng, nâu.
Trong phong thủy, cổng rất quan trọng vì là nơi ngưỡng khí đầu tiên của ngôi nhà. Từ tâm ngôi nhà, gia chủ cần tìm vị trí phù hợp để khai mở “ngọ môn” chính xác nhất. Hàng rào và cổng có mối quan hệ mật thiết đến nhau, do đó, chất liệu hàng rào nếu là thổ như tường, đất thì hạn chế dùng cổng gỗ mà phải là cổng kim loại. Trong phong thủy, độ cao của cổng không được thấp hơn hàng rào, ít nhất 2 độ cao ấy phải bằng theo chỉ số thích hợp nhất là từ thước Lỗ ban.
Gia chủ cũng cần lưu ý đặc biệt khi giữa ngôi nhà và hàng rào có khoảng cách nhất định thì kiến trúc ngôi nhà cần tránh bố trí nhiều cửa sổ hay diện tích cửa sổ quá lớn. Điều nay bị coi là phạm vào “chu tước khai khẩu”, gia chủ sẽ bị nhiều thị phi, điều tiếng. Trong trường hợp này, nên trổ cửa sổ ra 2 bên sườn nhà để tạo ra độ thông thoáng cho ngôi nhà.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…