Chú ý phong thủy khi bé nhà bạn hay khóc đêm
Để giúp cho trẻ có một giấc ngủ tốt, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và thực hiện theo những điều dưới đây.
1. Vị trí đặt giường cho bé hợp phong thủy
Trước khi xác định đặt một chiếc giường ở đâu để cho bé có một giấc ngủ tốt nhất, các bậc cha mẹ cần quan sát và lưu ý: cửa chính, cửa sổ của phòng ngủ ở đâu? Đâu là hướng tỏa nhiệt của máy điều hòa nhiệt độ? Các thiết bị điện tử và ổ cắm điện ở chỗ nào trong phòng ngủ?
Phần quan trọng nhất phòng của bé và điều duy nhất làm cho nó khác với tất cả các phòng khác là cái nôi vì đó là thứ mà hầu hết thời gian trong ngày bé dùng đến nó. Theo phong thủy, để đảm bảo tốt nhất cho dòng chảy năng lượng lành mạnh, nôi của bé nên được đặt theo đường chéo tính từ cửa chính của phòng. Phong thủy khuyến cáo không nên để năng lượng tích tụ xung quanh bé bằng cách đẩy nôi để sát vào tường.
Bạn nên cho bé nằm mặt hướng về phía Bắc.
Chỉ một phần của nôi bé tựa vào tường đó là nơi đầu bé nằm. Bạn nên cho bé nằm mặt hướng về phía Bắc. Không nên đặt giường trực tiếp ngay cửa ra vào phòng ngủ hay gần cửa sổ vì luồng khí chênh lệch trong và ngoài phòng dễ gây bệnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu nhà bạn có điều kiện thì bạn nên chọn phòng ngủ cho bé trai ở hướng Tây và bé gái ở hướng Nam của ngôi nhà.
Để ánh sáng trong phòng ngủ không ảnh hưởng đến mắt của bé, cha mẹ nên: dùng loại đèn dây tóc, cho ánh sáng vàng ấm, nhiệt lượng tỏa ra hài hòa. Chọn vị trí đặt đèn sao cho ánh sáng tản đều khắp phòng, phả đều dễ chịu, độ sáng vừa phải.
Trong ngày, bạn sẽ cần phải tìm sự cân bằng giữa các phòng quá sáng và quá tối. Quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho bé không thể có một giấc ngủ hoàn hảo được, trong khi đó, một căn phòng quá tối chắc chắn là không tốt cho bé. Theo phong thủy, một ngọn nến được thắp sáng trong phòng của bé cho bảy ngày đầu tiên kể từ khi bé được sinh sẽ giúp bảo đảm cho khả năng miễn dịch của bé. Bạn cần chú ý đến quy tắc bốn của phong thủy: không thắp quá bốn thiết bị điện trong phòng.
2. Tạo không gian an toàn cho chính mình và cho em bé của bạn.
Phong thủy ngoài việc đem lại sự tiện lợi còn giúp tạo ra sự dễ dàng cho dòng chảy năng lượng. Nếu bé ngủ trên giường với bạn thì vị trí trung tâm của giường là nơi an toàn và là vị trí bé được bảo vệ nhất. Tiếp theo bạn nên bố trí vị trí thuận lợi nhất cho người thường phải dậy thường xuyên để chăm sóc bé, thay tã, cho bé ăn vào ban đêm. Vị trí người có xu hướng thường xuyên phải dậy vào ban đêm là gần cửa.
Khi bé ngủ, nên để lưng được nằm trên một tấm nệm phẳng không bị trùng hay võng xuống. Lưu ý về việc dùng chăn đắp cho bé. Chăn phải đủ ấm, thoáng khí tự nhiên, không có những sợi vải vướng vào mặt bé tạo ra những hạt bụi nhỏ làm cho bé ghẹt mũi và khó thở.
Ngoài ra khi bố trí chỗ ngủ của bé, bạn cần tránh để gương soi trong phòng vì sẽ gây ra từ trường nhiễu loạn khó kiểm soát, ảnh hưởng đến giấc ngủ, đây là điều kiêng kỵ trong phong thủy phòng ngủ. Tránh làm la-phông nổi hay xà nhà trong phòng bé vì sẽ tạo ra từ trường đè nén, khiến bé thường hay giật mình và khó ngủ.
3. Tránh vật sắc nhọn
Tránh tất cả các loại vật sắc nhọn trong phòng của bé.
Những vật dụng là lựa chọn tuyệt vời nhất trong phòng của bé là các loại tre nứa và cây có lá tròn nhẵn và nên lựa chọn thiên về thực vật và thiên nhiên. Tránh tất cả các loại vật sắc nhọn trong phòng của bé. Hạn chế tối đa những vật dụng trang trí có nhiều góc nhọn.
Theo phong thủy, những góc nhọn thuộc tính Hỏa, không tốt cho cung Sinh khí trong phòng, đồng thời còn dễ gây chấn thương cho trẻ nhỏ vốn hiếu động. Nên sử dụng những vật dụng bằng gỗ, với các góc cạnh bo tròn để hạn chế tối đa tổn thương cho trẻ.
4. Cẩn thận khi khử mùi
Và một điều không kém phần quan trọng đó là mùi hương trong phòng của bé. Nó góp phần rất quan trọng cho sự phát triển của bé trong những ngày đầu. Mùi hương sẽ mang lại sự hài hòa cho căn phòng, cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bé. Người ta thường dùng tinh dầu hoa oải hương, cam, muối biển để “lấn át” lên các mùi có thể gây ra do tã bẩn. Khi bé ngủ dậy, hãy mở cửa và bật quạt trong phòng cho thoáng khí. Không nên sử dụng thuốc khử mùi vì chúng không tốt cho khứu giác của trẻ. Có thể treo bình hồ lô trong phòng bé. Đây là vật phẩm phong thủy biểu tượng của sức khỏe, sẽ giúp bé ăn uống tốt, khỏe mạnh, tránh được bệnh tật.
5. Chú ý hướng gió
Phụ huynh cũng cần chú ý hướng thổi của quạt và máy lạnh trong phòng ngủ của bé. Luôn để quạt xiên góc so với chỗ nằm, khoảng cách từ quạt hay máy lạnh đến giường bé phải từ 1,5m trở lên để gió vừa đủ, không quá lạnh. Tránh đặt bé ngủ dưới quạt trần vì khi quạt quay sẽ sinh ra nhiều từ trường xấu, không tốt cho sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, cánh quạt quay sẽ che một phần ánh sáng, gây hiệu ứng chớp – tắt, về lâu về dài sẽ gây hại cho mắt bé.
6. Không nên để các thiết bị điện tử trong phòng của bé
Theo phong thủy, mọi đối tượng đều có năng lượng và hào quang của riêng mình, ngay cả đối tượng vô tri vô giác. Các thiết bị điện tử là kim loại, thuộc về yếu tố Kim. Cách hóa giải tốt nhất trong phong thủy để giảm thiểu năng lượng tiêu cực được phát ra từ các vật dụng này, đó là dùng vải, vật gì đó che chắn lại khi bạn không dùng đến chúng.
Đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia phong thủy, cả khoa học gia phương Tây lẫn chuyên gia phong thuỷ phương Đông, khuyên không nên đặt các thiết bị điện tử (máy tính, tivi, dàn âm thanh…) trong phòng ngủ, vì các bức xạ từ các thiết bị này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ và sức khoẻ con người, nhất là đối với sức khỏe của bé.
Giảm thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bé càng nhiều càng tốt. Tốt nhất bạn không nên để ti vi, điện thoại, điện thoại di động, và tất cả các thiết bị không dây ra khỏi phòng ngủ và tắt router không dây vào ban đêm. Ô nhiễm điện từ là nguyên nhân gây cho trẻ dễ bị kích động dẫn đến khó ngủ và khóc đêm.
Nguyên nhân của hiện tượng trẻ khóc đêm?
– Hiện tượng trẻ khóc đêm có 2 nguyên nhân chính sau:
1. Giờ sinh của trẻ phạm vào giờ Dạ Đề
– Trẻ mà sinh vào giờ Dạ Đề thì hay khóc đêm, người hay mệt mỏi, hay co giật.
– Giờ Dạ Đề tính như sau:
+ Mùa Đông sinh vào giờ Mão ( từ 5h – 7h sáng)
+ Mùa Xuân sinh vào giờ Ngọ (từ 11h – 13h trưa)
+ Mùa Hạ sinh vào giờ Dậu ( từ 17h -19h tối)
+ Mùa Thu sinh vào giờ Tí (từ 23h – 1h đêm)
– Cách hóa giải: có 3 cách
+ Cách 1: Lấy xác con ve sầu chấm vào miệng và chân (trai thì 7 lần, gái thì 9 lần) sau đó sao chín ròn rồi pha nước cho bé uống
+ Cách 2: Lấy cỏ mọc qua thành giếng đào mang về dấu người mẹ đặt xuống bên dưới giường.
+ Cách 3: Lấy 2 tờ giấy màu hồng có tẩm hương thơm để vào áo của bé ( 2 ngày) sau đó mang ra phun ít nước và chờ cho khô thì viết 2 chữ to kín giấy ” Điệp An” và tẩm tiếp hương thơm. Xé làm 4 mành/ 1 tờ, mỗi mẹ con 1 nửa để vào người (1 ngày) sau đó đốt lấy tro bôi vào má, vào gót chân và ngực của bé.
2. “Địa khí phong thủy” trong ngôi nhà rất yếu, có nhiều ác xạ và âm khí (có vong)
– Có nhiều trường hợp khi xem giờ sinh của bé thấy không phạm giờ Dạ Đề nhưng đêm bé hay khóc và con thét lên. Chính vì thế sau khi kiểm tra đại khí của đất tại căn nhà thì thấy địa khí rất âm khí (nhiều tia ác xạ bắn lên trên nhà, nhà có quá nhiều tà khí, có nhà còn có vong hồn vảng vất bên ngoài vào). Chính do địa khí và nhà có nhiều tà khí nên trẻ hay khóc đêm mặc dù sinh không phạm giờ Dạ Đề.
– Cách hóa giải:
+ (Giống cách thứ 3 như bên trên): Lấy 2 tờ giấy màu hồng có tẩm hương thơm để vào áo của bé ( 2 ngày) sau đó mang ra phun ít nước và chờ cho khô thì viết 2 chữ to kín giấy ” Điệp An” và tẩm tiếp hương thơm. Xé làm 4 mành/ 1 tờ, mỗi mẹ con 1 nửa để vào người (1 ngày) sau đó đốt lấy tro bôi vào má, vào gót chân và ngực của bé.
+ Trấn trạch lại ngôi nhà
+ Tẩy uế trừ tà
+ Nâng khí bằng đá phong thủy.
Sau khi xử lý thì hai ngày sau trẻ hết khóc đêm và ăn uống rất tốt
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…