Không nên thiết kế toilet trong phòng ngủ

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Phòng ngủ và phòng vệ sinh phải riêng biệt, “Nước giếng không phạm nước sông”, lẽ thường tình là như vậy. Nhưng không biết tự bao giờ, người hiện đại lại sáng tạo ra kiểu phòng ngủ có kèm phòng vệ sinh, mà người ta gọi bằng danh từ mỹ miều là “căn hộ khép kín”.

Cũng có thể để tiết kiệm không gian, và cũng có thể vì mong muốn tiện lợi cho gia chủ, nhiều khi cửa nhà vệ sinh lại nhìn thẳng với giường nằm. Bố trí kiểu phòng ngủ này về mức độ nào đó phù hợp với nhu cầu thị trường và rộ lên một thời là “mốt” trong sinh hoạt của nhiều người.

phong-ngu-khong-nen-thiet-ke-kem-phong-ve-sinh

Nhưng phong thuỷ học xưa cho rằng: Phòng ngủ nên đặt nơi trung tâm là chốn sinh khí mạnh nhất trong một ngôi nhà, tại nơi đó, tựa như trái tim của người ta, cần tuyệt đối yên tĩnh, sạch sẽ, có lửa, có nước kèm theo đều không tốt.

Phòng vệ sinh ta sử dụng có 2 chức năng: Nơi đi vệ sinh và là nơi tắm giặt. Bất kể với vai trò là “nhà vệ sinh” hay “nhà tắm” thì Ngũ hành đều thuộc Thuỷ. Mặc dù nhà vệ sinh thời nay khác xa thời xưa, khiến nơi vốn nhớp nháp ô uế trở thành nơi rất hào hoa thoải mái, nhưng không vì thế mà làm thay đổi bản chất, công dụng của nó – nơi thải bỏ nước bẩn và cặn bã.

Phong thuỷ truyền thống cho rằng, phòng vệ sinh là nơi âm khí tương đối nặng nề, đồng thời cũng là nơi sản sinh không khí ô nhiễm. Bất kể là về mặt nào, nếu xử trí không thích đáng, sẽ tự phát nhiều loại bệnh tật như não, tâm thần, nội tạng và tuỷ sống.

Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi luôn ẩm thấp, khi tắm, nhất là khi tắm nước nóng, tắm xông hơi, mùi hơi nước bốc lên mờ mịt. Thể khí ẩm ướt này xộc ra phòng ngủ liên thông với nó, sẽ làm cho giường đệm, mùng mền hấp thụ hơi nước sẽ ẩm ướt, gây mốc, khiến khi ngủ ta cảm thấy khó chịu. Lâu dần, ta cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau lưng, nhưng tìm nguyên nhn cụ thể không biết do đâu, nghiêm trọng còn dẫn tới bênh tật đường tiết niệu.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Nếu như phòng ngủ của bạn đang ở dạng “căn hộ khép kín” như vậy, thì phải khắc phục bằng cách nào? Theo lý thuyết của phong thuỷ cổ đại, gợi cho ta 2 cách giải quyết:

1. Trong nhà vệ sinh đặt mấy bồn cây cảnh lá to, lá xanh có tác dụng hấp thu bớt khí ô uế.

2. Nếu điều kiện kinh tế cho phép và diện tích phòng ốc đủ rộng, ta đặt tấm bình phong hoặc tủ rộng, cao ngăn cách giữa của nhà vệ sinh với phòng ngủ. Cách thứ 2 này thường có hiệu quả hơn.

Cùng Danh Mục

Ảnh hưởng của xà nhà theo Phong Thủy
Treo mặt nạ trong nhà có nên hay không ?
Cách đặt gương để phát huy hết tác dụng trong phong thủy
Phong thủy phòng tắm cho tình yêu hôn nhân thêm bền vững
Bình tài lộc bảo vệ tài sản cho ngôi nhà
Bố trí bếp cho căn hộ chung cư
Cây phong thủy mang lại vượng khí cho bàn làm việc
Bí quyết trưng bày tượng Phúc, Lộc, Thọ không phạm cấm kị
Ý nghĩa phong thủy của tranh hoa mẫu đơn
Những vật nên vứt ngay ra khỏi nhà khi bị vỡ kẻo rước xui
Bí quyết treo đồng hồ đem lại may mắn cho gia chủ
Cách hóa giải ảnh hưởng sinh khí của nhà lân cận
Những lưu ý phong thủy khi sử dụng vách ngăn pha lê
Nghệ thuật bố trí 'huyệt nhãn' để ngôi nhà luôn được thịnh vượng
Những nguyên tắc phong thủy cơ bản dành cho doanh nghiệp mới thành lập
Bài trí không gian ngoại thất đem lại sự thịnh vượng cho ngôi nhà
Cách bố trí bàn học khiến con học giỏi, không lơ là ham chơi
Bí quyết phong thủy cầu thang thúc đẩy vượng khí trong nhà ở

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 41931 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online