Ngũ hành cho không gian chức năng

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Xác định cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được của các không gian chính sẽ giúp việc hài hòa hơn.

Ngũ hành cho không gian chức năng

Theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (nếu có nhà tầng) thì các không gian chính sẽ có tên gọi theo như sau:

– Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn).

– Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác… thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa.

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.

Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp.

– Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào.

– Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi… càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện… thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc.

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc.

– Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ…) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ.

– Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy….

– Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo).

Nguồn: Tổng hợp

Cùng Danh Mục

Ứng dụng các nguyên tắc Phong Thuỷ vào thực tế
Những vị trí tốt
Gà trống có tác dụng gì trong Phong Thủy?
Nguyên tắc tính hướng cổng tốt cho một ngôi nhà
Những lưu ý phong thủy khi hoàn thiện nhà ở
Cách xem tuổi là nhà hợp phong thủy
Kết hợp phong thủy ngũ hành khi bài trí văn phòng
Màu sắc cửa chính giúp hóa giải tà khí
Những lưu ý phong thủy khi chọn thảm trải sàn
Nguyên tắc treo rèm cửa đem lại vận may
Ngủ sau bàn thờ, vợ chồng dễ sinh lục đục
Phong thủy phòng tắm thúc đẩy dòng chảy tài lộc
Phong thủy cho cầu thang nhà biệt thự thu hút vận may
Phong thủy sân vườn đem lại bình an và may mắn
Treo tranh chữ thập sai vị trí vô tình rước họa vào nhà
3 hướng dẫn rất quan trọng về phong thủy để hút tiền tài
Cách bố trí mặt tiền nhà phố giúp tiền vào như nước, may mắn quanh năm
Bài trí tượng cóc tài lộc đúng phong thủy giúp tài lộc nhân đôi

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1640 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online