Những điều cần biết trước khi thỉnh sư tử phong thủy về nhà
Ở Trung Hoa cổ xưa, hầu hết trước cửa nhà của các bậc vương quan đều có bài trí đôi sư tử. Họ cho rằng làm như vậy sẽ tránh tà trợ vận, tốt lành như ý.
Sư tử được coi là một linh vật trong phong thủy có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà. Đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan nhà nước hay công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.
Ý nghĩa biểu tượng của sư tử trong phong thủy
Người ta cho rằng biểu tượng này có nguồn gốc từ đạo Phật. Điều này là bởi trong đạo Phật, sư tử tuyết được xem là vật linh, thường gắn liền với hình ảnh sư tử dâng hoa cho Đức Phật. Sư tử tượng trưng cho lòng dũng cảm. Nó là con vật can đảm, có tính thận trọng và thông minh.
Phật Manjushuri được mô tả cưỡi sư tử, tay phải cầm thanh gươm của sự thông thái. Thời xưa trên áo các vị tướng thường có thêu hình sư tử.
Chức năng đầu tiên quan trọng của sư tử phong thủy đó là có thể tránh tà. Trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống thì có nhiều tà khí, nhưng tà khí này chỉ cần điều kiện nhân duyên phù hợp là sẽ tác oai tác quái, quấy nhiễu hạnh phúc, phá hoạt trật tự bình thường của con người.
Hình tượng của sư tử uy phong dũng mãnh, có khả năng chinh phục tà khí. Đặt một đôi sư tử trước cửa lớn có thể làm bùa trấn phong thủy cho ngôi nhà mà không hề ngăn chặn khí lành.
Đồng thời, sư tử còn là vật phẩm phong thủy có khả năng hóa giải sát khí, đón tài lộc, hoá giải vận hạn.Trong môi trưòng lớn có rất nhiều loại sát khí, ví dụ như một số đá lởm chởm hoặc là góc nhọn, nghĩa địa, đường nước thải, ống khỏi nhả khí thải,… phương pháp hoá giải sát khí tốt nhất đó chính là cải thiện môi trường, đây là điều cơ bản nhất của phong thủy.
Nhưng môi trường bên ngoài không phải chúng ta có thể sắp đặt được, cho nên dùng phương pháp khác để điều tiết. Sư tử phong thủy chính là một trong những phương pháp đó. Đặt sư tử ở nơi có sát khí thì có thể hóa giải được, giảm thiểu tai họa.
Sư tử trong phong thủy hay được dùng để hóa giải trong các trường hợp: nhà ngay giao lộ, cột đèn trước cửa, cây to trước cửa hay cửa sổ…
Tượng sư tử nên đặt ở hướng Tây Bắc. Phong thủy cho rằng, sư tử thuộc quái Càn (Kim), phương Tây Bắc hành Kim. Vì thế, các tượng sư tử, nhất là sư tử bằng đồng, bằng kim loại nên đặt theo hướng này sẽ phát huy được công hiệu. Cũng có thể đặt sư tử ở hướng Tây.
Ở Trung Hoa cổ xưa, hầu hết trước cửa nhà của các bậc vương quan đều có bài trí đôi sư tử. Họ cho rằng làm như vậy sẽ tránh tà trợ vận, tốt lành như ý.
Cách đặt hình tượng sư tử đúng cách để đem lại tài lộc
Sư tử trong phong thủy nên phối thành đôi. Phong thủy cho rằng, đặt sư tử nhất định phải có đôi và một đực một cái. Trường hợp có một con vỡ thì phải thay đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại con cũ.
Đầu sư tử phải hướng ra ngoài cửa để ngăn chặn sát khí. Tuyệt đối, không đặt sư tử quay vào trong nhà. Đầu sư tử cũng không được quay vào cửa phòng chính hay các cửa phòng khác.
Nếu vì lý do nào đó phải đặt sư tử trong nhà, tốt nhất là nên đối diện với cửa lớn, mặt hướng ra ngoài. Sư tử đá cũng có thể đặt ở mép ngoài cửa sổ nhưng phải dùng keo dính hoặc xi măng gắn chặt không để xê dịch hoặc bị rơi.
Đặt đầu sư tử trên cửa lớn có thể ngăn sát khí. Nếu không có điều kiện đặt cả đôi sư tử thì có thể đặt một con sư tử màu vàng. Nó cũng ngăn sát khí hiệu quả.
Cách đặt sư tử là vào hai bên trái và phải, con nào nên đặt ở bên trái thì đặt nó ở bên trái, con nào nên đặt ở bên phải thì đặt nó ở bên phải. Chứ không được đảo hai bên cho nhau. Nếu không sẽ mất đi ý nghĩa hóa giải sát khí, trừ tà. Thường thì con đặt bên trái là con đực, bên phải là con cái.
Sư tử mặc dù là loài thú may mắn nhưng dù sao vẻ mặt nó cũng rất hung dữ cho nên bản thân nó cũng có sát khí, không được để cho đầu sư tử đối diện với phòng ở, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình hoặc là nhân viên trong phòng, dễ sinh ra tai họa.
Muốn sư tử phong thủy hóa giải được sát khí phải để đầu sư tử đối diện vối bên ngoài hoặc là đặt ở đối diện cửa chính, đặt ở ngoài bệ cửa sổ đều được.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…