Những điều cần phải lưu ý trong phong thủy nhà ống
Một trường hợp đặc biệt lưu ý không nên thiết kế mặt trước với các cửa giống nhau. Bởi vì, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương. Vì vậy, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Với kiến trúc và không gian đô thị đa phần nhà ở đều theo dạng hình ống. Bởi vậy, những ngôi nhà ống thường bị hạn chế về mặt môi trường sống vì không gian dài và hẹp. Cho nên trường khí lưu thông trong nhà ống có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ cấu trúc bên trong cho đến hình thế bên ngoài.
Không gian mỗi nhà ống ( trừ nhà ở góc đường) có đặc trưng nổi bật là luôn bị kẹp giữa hai bức tường, trong trường hợp gặp nhà bên cạnh cao hơn sẽ hình thành một loại trường khí phong thủy gọi là vùng sơn xuyên. Ở khu vực vùng này sẽ tạo nên hiện tượng gió lùa – gió hút khá mạnh, kèm theo bụi, gây ra vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ. Để khắc phục tình trạng này nên làm giếng trời hoặc sân trong để cân bằng âm dương.
Một dạng nữa cũng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư đó là việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn). Nếu thực sự không thể đảo cửa hay lấy bình phong như tủ kệ hay chậu cây làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Cần chú ý không nên gắn mảng lớn gương bát quái hay kính thuỷ lên đầu cửa, lên tường ngoài vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Một nhược điểm lớn trong nhà hình ống là những khoảng không gian ở giữa đều không có ánh sáng ban ngày. Hãy hóa giải bằng cách thiết kế một giếng trời để lấy thêm ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong ngôi nhà. Nếu nhà có được khoảng sân vường phía trước thì sẽ có chức năng thanh lọc không khí cho căn nhà rất tốt cho sức khỏe con người.
Cầu thang được ví như xương sống trong phong thủy nhà ống, đây chính là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa khắp các tầng trong nhà nên vô cùng quan trọng. Khi thiết kế cầu thang cần chú ý, không đặt cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào bởi sẽ tạo ra một luồng năng lượng bất ổn trong chính căn nhà. Tránh đặt cầu thang ở giữa nhà vì năng lượng trung tâm của cả căn nhà sẽ bị rút cạn bởi năng lượng của cầu thang.
Phòng bếp cần được thiết kế thận trọng. Thường phòng bếp được đặt ở tầng 1, không gian tầng 2 là phòng ngủ của các thành viên trong gia đình. Phải tránh đặt bếp thẳng với giường ngủ phía bên trên bởi vì theo phong thuỷ như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và tâm lý người ngủ trong phòng đó.
Một trường hợp đặc biệt lưu ý không nên thiết kế mặt trước với các cửa giống nhau. Bởi vì, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương. Vì vậy, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…