Những việc nên và không nên khi trồng cây phong thủy trong nhà
Trước khi trồng bất kì cây gì, bạn nên tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc, kích thước chậu cây sao cho phù hợp.
Trồng cây trong nhà không những tạo nên cảnh quan sinh động cho gia đình, điều hòa không khí, giảm thiểu một số loại độc tố không tốt cho sức khỏe của các thành viên mà còn có ý nghĩa phong thủy.
Trồng cây trong nhà vừa giúp điều hòa không khí, giảm thiểu một số loại độc tố không tốt cho sức khỏe mà còn có ý nghĩa phong thủy.
Bạn nên trồng cây ở cửa sổ hướng ra phía đông để cây hứng nắng sáng, tốt cho sự phát triển của cây. Trồng một vài cây ngoài nhà và đặt một số cây cảnh trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ vừa để trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho không gian nhà bạn.
Tuy nhiên, bạn cần cân đối số lượng hợp lý với không gian sống trong gia đình, vì việc trồng quá nhiều cây tại nhà sẽ không tốt cho hệ hô hấp của bạn do ban đêm cây thải ra nhiều cacbonic, không tốt cho hệ hô hấp.
Trước khi trồng bất kì cây gì, bạn nên tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc, kích thước chậu cây sao cho phù hợp. Nên đặt cây cảnh phong thủy tại những vị trí trống trong nhà như cuối hành lang hay góc phòng khách, phòng ăn… để vừa tạo nên sự cân đối về bố cục và không làm vướng víu tầm nhìn lại sự di chuyển của mọi người.
Bên cạnh đó, nếu trong gia đình bạn có trẻ em, tuyệt đối không trồng những cây phong thủy chưa chất kịch độc có thể làm nguy hại đến sức khỏe của chúng như: Cây trúc đào, cây thầu dầu, cây trạng nguyên, hoa anh thảo…
Ngoài ra, bạn không nên trồng cây có tán lớn, rậm rạp trước cửa nhà vì sẽ khiến khoảng không phía trước u tối, ngăn ánh sáng tự nhiên vào cửa chính và khuất tầm nhìn của bạn. Điều này khiến cho tinh thần và sức khỏe của gia đình bạn không tốt.
Nếu đã trồng cây lớn trước cửa, hãy chú ý việc cắt tỉa tán lá để tạo không gian thông thoáng trước nhà.
Không nên chọn các loại cây có lá dài nhọn trồng trong nhà vì ý nghĩa phong thủy không được tốt, dễ làm cho gia chủ vướng vào những chuyện tranh chấp, cãi cọ, cuộc sống không yên bình.
Không nên chọn các loại cây có tính âm vì nếu chúng sống tốt thì có nghĩa là trong nhà bạn có âm khí, không được sạch sẽ.
Nếu trồng cây ở trước cửa nhà, lối đi vào nhà hay sân vườn, bạn không nên trồng một cây. Hoặc là trồng cây theo cặp cân xứng, tạo không gian hài hòa cho gia đình bạn, hoặc trồng số cây lẻ lớn hơn 1 cây như 3,5,7 để tạo phong thủy tốt vì theo quan niệm của người xưa, số lẻ tượng trưng cho tính dương, sự dư thừa nên người ta thường chuộng các con số này.
Những loại cây “hút” tài lộc cho gia chủ
Cây vạn niên thanh: Đây là loại cây sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.
Bạn nên đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học hoặc bên cạnh phòng đọc sách, phòng khách hoặc văn phòng làm việc.
Cây kim tiền: Cây kim tiền được phân tích có đầy đủ các yếu tố phong thủy: Cây là mộc, trồng dưới đất là thổ, nước tưới là thủy, chậu trồng hoặc bình thủy sinh là kim.
Lá kim tiền có viền tròn, xanh , mọng đầy sức sống mang tính âm phù hợp với kiến trúc hiện đại đều có góc cạnh – tính dương nên giúp điều hòa, cân bằng âm dương. Vì thế kim tiền được đánh giá rất cao trong phong thủy khi đem đến tài lộc , thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt khi kim tiền nở hoa gia chủ càng đắc lộc.
Cây thường xuân: Cây có tên khác là cây trường xuân, là loại cây dây leo được ví như “một máy lọc không khí tự nhiên”. Cây được mọi người trồng trong nhà, văn phòng có tác dụng hấp thụ những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol…
Ngoài ra, cây này còn rất tốt cho phong thủy và giúp mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
Bạn có thể trồng cây thường xuân ở chậu sứ, nhựa, bồn hoa hoặc chậu treo. Cây thường xuân sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên không nên để cây thường xuân ở dưới nắng gắt quá lâu, cây sẽ bị vàng lá, yếu ớt.
Cây lưỡi hổ:Còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở trong dịp đầu năm mới, bởi chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức mà còn tác động rất tốt tới sức khỏe của con người.
Trong đó, tác dụng lớn nhất của cây là giúp lọc sạch không khí. Cũng nhờ khả năng làm sạch này mà cây lưỡi hổ còn hạn chế được hội chứng nhà cao tầng, hay còn gọi là hội chứng nhà kín. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa.
Nhìn chung, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam.
Cây thiết mộc lan: Cây thiết mộc lan hay còn gọi là “cây Phát tài”, không những làm đẹp cho không gian sống xanh, cây thiết mộc lan còn rất tốt cho phong thủy, đem đến người chơi luôn được may mắn, phát tài phát lộc như tên gọi của nó.
Ngoài ra, cây thiết mộc lan còn giúp điều hòa và thanh lọc không khí, đem đến cho người chơi cảm giác thoải mái, êm dịu, tinh thần lạc quan. Với nhiều tác dụng tuyệt vời này, mà loại cây này được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng trong dịp lễ Tết.
Cây thiết mộc lan có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản như thoát nước, không úng ngập, giàu mùn…
Cây ngọc bích: Đây còn được gọi là cây thường xanh. Đặc tính của loài cây này là dễ trồng, đặt một chiếc lá xuống đất ẩm là mọc thành cây. Trong ngũ hành ngọc bích được xếp vào hành kim, nên hướng thích hợp để đặt cây là hướng Tây và Tây Bắc, tránh đặt cây ngọc bích ở hướng Đông Nam để không gây nên sự xung khắc với hành mộc của hướng này.
Nhiều nhà kinh doanh tin rằng, cây ngọc bích có tác dụng đem lại tiền tài, do vậy họ còn đặt cây bên quầy thu ngân, máy đếm tiền… hoặc bài trí cây tại lối đi nhằm kích hoạt năng lượng về tài lộc, may mắn.
Cây ngọc bích không ưa nước, nên để cây trong nhà thoáng mát, cường độ ánh sáng cao và nơi có nhiệt độ ban đêm thấp.
Cây phất dụ: Cây phất dụ (hay còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp phong thủy phổ biến nhất dành cho nhà ở hoặc văn phòng. Phất dụ nên được đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà.
Đây là khu vực đại diện cho Mộc và có ánh sáng thích hợp cho cây. Theo quan niệm, người ta cũng thường mua phất dụ theo các cành có số lượng tương ứng như sau: 3 cành – cho sự hạnh phúc; 5 cành – cho sức khỏe; 2 cành – cho tình duyên; 8 cành – cho tài lộc; 9 cành – cho thời vận.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…