Phong thủy cho nhà ống

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Đa phần nhà ở trong đô thị đều theo dạng hình ống. Ngoại trừ các khu quy hoạch mới được bố trí hợp lý, nhà ống cũ thường hạn chế về mặt môi trường sống bởi không gian hẹp và dài. Trường khí trong nhà ống vì thế có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.

 nha-ong.jpg

Nhận định hiện trạng

Nhà càng dài và hẹp càng khó xoay xở, đặc trưng của nhà ống là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút – gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ.

Vì vậy, đa phần trong các ngôi nhà ống xưa (ví dụ tại các khu phố cổ Hà Nội, Hội An…) luôn có rất nhiều giếng trời hoặc sân trong (thiên tỉnh) để cân bằng âm dương. Mặt khác, nhà ống xưa tuy dài nhưng không xây cao và cấu trúc mái cũng như vị trí mái các nhà khác nhau tạo nên khả năng hút gió tốt và đưa ánh sáng vào sâu trong nhà nhờ các cửa trời.

Tùy theo chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước giếng trời, tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Nếu nhà có lầu, phần trên và mái có thể nối với nhau bằng thiên kiều (cầu đi lại trên cao), cầu thang nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm diện tích. Sử dụng thêm gương phản chiếu cũng giúp không gian rộng ra và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.

Ngăn chia

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Dù đã có sân trong nhưng nếu thường mở cửa thông suốt từ trước ra sau cũng khiến luồng khí mạnh hút vào gây bất lợi. Ngược lại, ngăn chia nhà theo kiểu “chặt khúc” thành từng phòng bít bùng cũng làm mất tác dụng của giếng trời, trong nhà ngột ngạt mà gió lại vẫn lùa mạnh dọc theo những lối đi dài hun hút.

Do vậy, cần tạo lối đi và dẫn gió theo kiểu uốn lượn, tránh các tầm nhìn xuyên thấu từ ngoài vào nhà bằng cách dùng các dạng bình phong như tường thấp, tấm che, chậu cây… . Nên bố trí các không gian sinh hoạt chung xen giữa các không gian riêng (phòng ngủ) để tạo luồng di chuyển có rộng có hẹp, có đóng mở về không gian.

Đối với nhà ống có hai mặt tiền, có thể dùng phần ban công trên lầu làm khoảng đệm ngăn nắng nhưng vẫn lấy gió tốt. Giếng trời lúc này không cần thiết mà nên mở hàng loạt cửa sổ hông kết hợp làm che nắng, ban công hay bồn hoa tùy theo hướng cụ thể nhằm tăng sự đối lưu với môi trường bên ngoài.
Nguồn: Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Đừng đùa với thiết kế phòng ngủ
Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp để phù hợp theo phong thủy
Không nên biến phòng khách thành đường đi
Cửa mở thuận phong thủy tạo điều kiện cho vượng khí vào nhà
Hành Thủy trong môi trường sống
Treo gương nên tránh phạm thế 'âm thịnh dương suy'
Cách hóa giải phong thủy cho nhà gần đền chùa, miếu mạo
Vai trò của góc thứ 9 trong phong thủy nhà ở
Những đại kỵ trong đám cưới cần biết
Nhận biết hướng nhà tốt xấu và cách khắc phục
Vì sao cần phải điều chỉnh khí vào tâm nhà ?
Những cấm kị phong thủy khi bày Phật Di Lặc trong nhà
Chọn vị trí đặt bình uống nước đem lại may mắn và sức khỏe
Vị trí của bếp nấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài lộc của gia chủ
Cách hóa giải 10 đại kị thường gặp trong phong thủy nhà ở
Bày vật phẩm phong thủy phải theo nguyên tắc nếu không phúc sẽ thành họa
Các hóa giải cực hay nếu nhà ở phạm phong thủy
Giường phía dưới cửa sổ là không tốt nhưng vẫn có mẹo hóa giải

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1458 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online