Tìm hiểu thêm về ý nghĩa của Bát Quái trong phong thủy
Nhìn chung, nói về Phong Thủy ở Việt Nam, thì học thuyết Bát Trạch đã ăn sâu vào tư tưởng của con người Việt Nam.
Câu nói cửa miệng điển hình của học thuyết này là: “Tôi tuổi này…hợp hướng nào?”. Nền tảng luận đoán của Bát Trạch dựa trên sự tương hợp hay xung khắc giữa 2 nhóm Đông – Tây tứ trạch. Bát là tám, Trạch là nhà.
Như vậy Bát Trạch là gồm 8 loại nhà được chia thành 2 nhóm, 4 loại nhà Đông và 4 loại nhà Tây. Dựa theo năm sinh mà cũng phân thành 8 loại người được chia thành 2 nhóm, 4 loại người Đông và 4 loại người Tây. Điều kiện lý tưởng nhất là người Đông ở nhà Đông, người Tây ở nhà Tây. Ngược lại thì là không tốt.
Những điều trên tuy có thể chưa phải là kiến thức Phong Thủy toàn vẹn, nhưng Bát Trạch chính là một trong những cách áp dụng Bát Quái rất hữu hiệu của người xưa.
Bát Quái không chỉ dừng lại trong Phong Thủy mà còn được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông. Bát Quái còn dùng để diễn tả ngoại cảnh, hiện tượng, sự vật… ứng dụng trong võ thuật, trong y học, trong lịch thời gian, và thậm chí là trong mối quan hệ gia đình.
Cơ bản Bát Quái gồm tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Được ứng dụng lại như sau:
Càn: bố Khôn: mẹ
Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng
Khảm: anh kế Ly: chị kế
Cấn: em trai út Đoài: em gái út
Thông thường mối quan hệ trong gia đình sẽ như sau:
Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).
Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).
Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn). [chê bố mẹ già không hiểu tâm lýmới của con trẻ]
Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm). [chê bố mẹ già không năng động như con trẻ]
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…