Vai trò của cây và nước trong phong thủy
Trong ngũ hành “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước và đây là một trong hai yếu quan trong của một ngôi nhà.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Đa, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ.
Đối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ.
Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh… Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.
Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.
Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh – mặt nước – công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa) .
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…