Xem phong thủy màu sắc phù hợp nhất với người tuổi Giáp Ngọ

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Xem tuổi Giáp ngọ hợp với màu gì?

6f8536708c3f270ff965b4e4ef0502b8.jpg_670x670q75
– Năm sinh dương lịch: 1954, 2014 và 2074
– Năm sinh âm lịch: Giáp ngọ
– Mệnh Kim
– Màu tương sinh của tuổi Giáp ngọ: Hãy chọn cho mình những bộ đồ hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì màu vàng (Thổ), mà Thổ sinh Kim nên rất tốt cho người tuổi Giáp ngọ. còn màu trắng là màu tượng trưng cho bản mệnh nên cũng tốt cho người tuổi Giáp ngọ.
– Màu tương khắc của tuổi Giáp ngọ: Nếu bạn sinh năm Giáp ngọ, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim, không tốt cho người tuổi Giáp ngọ.
Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:

– Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
– Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt)
Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được…
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:

– Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
– Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Ngũ hành phản sinh:

– Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc:

Tỳ Hưu Bắc Kinh

– Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
– Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.

Cùng Danh Mục

Chọn hướng quay đầu khi ngủ theo thuật phong thủy
Bố trí gương hợp lý trong nhà ở
Phong thủy bố trí cửa thông ra hành lang
Lưu ý phong thủy khi mua nhà đã qua sử dụng
Bí quyết cân bằng phong thủy cho nhà ở
Những nóc nhà có tướng hung và cách khắc phục
Tám nguyên tắc cần tuân thủ khi bố trí phòng ngủ
Hai lỗi phong thủy nhà bếp khiến gia đình lục đục
Hướng trồng cây hợp phong thủy để đón tài lộc
Cầu thang không nên trực xung với cửa chính
Căn bếp đẹp và thông thoáng sẽ thu hút được nhiều tài lộc
Bố trí hệ thống chiếu sáng hợp phong thủy để được may mắn
Tài vận không hanh thông, hãy tận dụng 5 mẹo phong thủy này
Hòn non bộ không chỉ đẹp mà còn có tác dụng phong thủy
Nếu muốn may mắn thì tuyệt đối không đặt chậu xương rồng trong nhà hay phòng làm việc
Trong ngày Rằm tháng Giêng tuyệt đối không được làm những việc này
Đầu giường tuyệt đối không nên để những vật này, nếu có hãy bỏ ra ngay
Bài trí sơn thủy hài hòa cho khu vườn thêm thịnh vượng

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 77097 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online