Mối tương quan giữa Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái trong một lý thuyết thống nhất

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Phần âm dương

Mối tương quan giữa Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái trong một lý thuyết thống nhất :

Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua quy luật vận động của hai khí Âm Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm thịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thế tuần hoàn biến đổi. Quy luật Âm Dương biểu đạt bằng hình tròn. Sự vận động của Âm Dương là vi tế và không thể số hoá chi tiết được.

Bát Quái chính là một sự số hoá cụ thể hoá quy luật Âm Dương, hình tròn được chia thành 8 phần tương ứng với 8 mặt cắt điển hình của Âm Dương. Hình Bát Giác nội tiếp chứa trong hình tròn phản ánh Bát Quái là một cụ thể số hoá của quy luật Âm Dương, là sự định lượng hoá quy luật Âm Dương. 8 trạng thái của Âm Dương được biểu đạt thành 8 quái khác nhau.

Ngay Bát quái cũng có hai đồ hình, Tiên Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ đầu, áp dụng cho những bài toán vũ trụ, tự nhiên ở quy mô lớn. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ sau, áp dụng cho con người và những bài toán quy mô nhỏ. Tuy nhiên giữa hai đồ hình này như hai mô hình tương giao, sự vận dụng đòi hỏi linh hoạt và còn cần khám phá nghiên cứu rất nhiều sự phối hợp của chúng sao cho hiệu quả.

Cơ chế tương tác của các yếu tố vật chất được thống nhất bằng thuyết Ngũ Hành. Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích được đầy đủ sự tương tác vận động của vật chất, mặc dù thế giới vật chất vốn vô cùng phức tạp và đa dạng. Ngũ Hành được biểu đạt như một hình Ngũ Giác nội tiếp trong hình tròn Âm Dương phản ánh mặt định tính của Âm Dương.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Như vậy 3 học thuyết trên đủ làm thành 3 tiền đề trụ cột tạo thành một lý thuyết thống nhất để giải thích mọi quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hiện nay chúng ta đã biết được những ứng dụng to lớn của lý thuyết vĩ đại này như Nhân học, Thiên Văn học, Dự đoán học,…nhưng trong tương lai, còn cần khai thác, nghiên cứu, khám phá thêm nhiều khảo cứu mới để hoàn chỉnh lý thuyết vĩ đại này làm tiền đề cho các môn khoa học khác. Điều này còn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu văn hoá Phương Đông.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Học thuyết Can Chi định lượng Không - Thời gian - Phần cuối
Đạo và Thuyết âm dương (Phần 2)
Sinh trai hay gái
Cách đặt tên cho con - Những điểm cần lưu ý về tên người
Nguồn Gốc Thờ Thần Tài
Phước Đức Chính Thần (Thổ Địa Công )
Đá quý Thạch Anh Tím, nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng theo Phong Thủy
Cách chọn đá quý phong thủy theo cung hoàng đạo (ngày sinh)
Chọn trang sức bằng đá quý hợp Mệnh Cung
Cách đặt tên cho con sinh năm Mão (Tân Mão – 2011)
Mối quan hệ, cách vận dụng Phong Thủy vào Tử Vi
Bảng Hiệu công ty và những lưu ý cần tránh theo Phong Thủy
Cách đặt tên cho con tuổi Thìn (tuổi Rồng) theo Phong Thủy
Đặt tên cho con tuổi Thìn (sinh năm Thìn) và những điều kiêng kỵ
Hình tượng Tứ thánh thú trong phong thủy
Xử lý khí xung khắc đến từ nhà hàng xóm
Những lưu ý tránh mất lộc khi thờ Thần Tài
5 việc làm vô tình khiến âm khí bao quanh tài vận bản thân

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 30 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online