Huyền thoại về long mạch ở dãy Hoành Sơn
Tam kiệt Tùy Sơn trước khi khởi nghiệp đã chọn dãy núi Hoành sơn làm căn cứ và đạo quân tiên phong của họ gồm hầu hết người Thượng.
Những người Thượng cũng như người Kinh, tuyển mộ được bao nhiêu đều đem về hòn Ông Bình và Ỏng Nhạc để tập luyện. Dinh trại đều cất trong hai núi này. Nguyễn Nhạc trân thủ một núi, Nguyễn Huệ tràn thủ một núi khác. Vì vậy về sau hai ngọn núi này mang tên Ông Nhạc, Ông Bình. Bình là tên chữ Nguyền Huệ (Nguyễn Quang Bình). Đối với Nguyễn Huệ, người địa phương ít gọi tên húy, lúc nhỏ thì thường gọi là “chú Ba Thơm” (hoa Huệ có hương). Tên Nguyễn Quang Bình tuy đã đặt từ trước, nhưng mãi sau khi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, đánh đuối quân Màn Thanh rồi mới thấy xuất hiện trong sử sách. Sau khi vua Quang Trung băng hà, miếu hiệu Thái tố Vũ Hoàng đế, thì hòn Ông Bình được tôn xưng là hòn Thái tô.
Từ hòn Ổng Nhạc đến hòn Lành lương, núi chạy dọc, xiên xiên xuống hướng đông nam. Nhưng đên địa đầu thôn Trinh tường, núi lại quav ngang ra hướng bắc, thành hòn Hoành Sơn, tức Núi Ngang, nằm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Núi Ông Bình ngó ngay xuống Hoành sơn và làm hậu tẩm cho Hoành sơn vậy. Hòn Hoành Sơn không cao (361 thước), nhưng dài và rộng. Phía Tây và phía Nam, dòng suối Đồng tre và chi lưu ôm sát bên chân quôc lộ 19 ở phía Bắc. Trước mặt, đồng Trinh Tường tiếp đồng Phú Phong, và bên chân một con đường hương lộ chạy tư Bắc vào Nam, hợp cùng quốc lộ 19 và hai nhánh suôi Đồng Tre, thành một chư NHẠT làm ranh giới cho núi. Chính Mộ cùa Nguyền Phi Phúc, thân sinh của Tây Sơn tam kiệt, nằm trong hòn núi này (Hoành sơn).
Vì sao mộ thân sinh tam kiệt được đặt ở đây, truyền rằng.
Truyền rằng vào thời Cảnh Hưng triều Lê (1740-1786), trong khoảng Định vương Nguyền Phúc Thuần (1765-1777), có một thầy địa lý Trung hoa, tục gọi là thầy địa Tàu, thường ngày cứ đi đi lại lại trong vùng núi Tây Sơn. Thấy lạ, Nguyễn Nhạc đi theo rình mò. Một hôm ông thấy thầy địa đến Hoành sơn, dùng hai cây trúc cành lá xanh tốt và giống như nhau, đem cắm nơi triền phía Đỏng, một cây ngoài Bắc, một cây trong Nam, rồi bỏ đi tỏ vẻ đắc ý. Nhạc đồ rằng vùng Tây Sơn là một đại địa phát phúc, và thầy địa Tàu chưa xác định chính xác huyệt tinh nên ông ta đã tìm cách thử huyệt khí. Nguyễn Nhạc bèn lưu ý đến nơi trồng hai cây trúc và ngày ngày đến thăm chừng. Cách mây hôm sau, cây trúc phía Bắc sống tươi tốt như lúc mới trồng, con cây phía Nam thì khô héo. Nguyễn Nhạc hết sức mừng, bèn nhố cây khô đem cắm vào chỗ cây sống, và đem cây sống đến cắm chỗ cây khô.
Mười hôm sau, vừa 100 ngày từ khi trồng trúc, thầy địa Tàu lại tìm đán. Tháy hai cây trúc đều chết, thầy Tàu nhún vai trề môi, bo đi. Có lẽ ồng cho răng vùng đất này chỉ là “giả cuộc” mà thôi. Ngay lập tức Nguyên Nhạc về nhà bốc mộ ông thân sinh đem táng nơi chần trúc phía Bắc.
Về câu chuyện này, lại có người kể rằng, Thầy địa lý Tàu vốn quen thân với Nguyễn Nhạc. Lúc đến vùng Tây Sơn “tìm long điểm huyệt”, thường tá túc nơi nhà họ Nguyễn, và chính Nguyễn Nhạc là người dẫn lộ cho thầy Tàu. Đi khắp cả vùng Tây Sơn, thầy địa chỉ chú ý đến hòn Hoành sơn. Thầy đi qua đi lại không biết mấy lần, hết đặt địa bàn ở chỗ này lại đem đặt ở chỗ khác, ngắm nghía, tính toán, có vẻ đắc ý lắm. đoạn thầy bỏ đi đâu mất biệt. Hơn một năm sau thầy trở lại và cũng ghé nghi ngơi nhà Nguyễn Nhạc. Lần này ngoài chiếc địa bàn, thầy còn mang theo một chiếc tráp nhỏ, bọc trong một chiếc khăn điều.
Đoán biết rằng thầy Tàu đã tìm được “huyệt mả đại phát” nơi Hoành sơn nên về Tàu hốt cốt tiền nhân đem qua chôn, Nguyễn Nhạc bèn tìm cách đánh đổi. Nhưng làm sao đánh đổi được, vì thầy Tàu không khi nào rời chiếc tráp ra, thậm chí cả những lúc “đi sòng đi hãi”? Nghĩ ra một kế, Nhạc đóng một chióe trap giông hệt chiếc tráp của thầy địa, hốt cốt ông thân sinh mình vào, rồi dâu sẵn nơi chân Hoành sơn…
Đến ngày đã chọn, thầy Tàu lén mang chiếc trap cùng địa bàn đi lên Họành sơn. Vừa đến chân núi thì bỗng có một con cọp tàu cau to lớn ở trong bụi, gầm lên một tiếng, nhảy ra. Thầy Tàu hết hồn, quăng tráp và địa bàn mà chạy. Hồi lâu không tháy cọp đuổi theo, liền quay trớ lại chỗ cũ. Thấy chiếc tráp và địa bàn còn nằm lăn lóc đó, thầy mừng như chết đi sống lại, vội trực chỉ lên nơi long huyệt đã tìm ra. Chôn cất xong thầy hớn hớ trở về Tàu, không ngờ rằng chiếc tráp thầy chôn vốn đựng di hài Nguyễn Phi Phúc.
Hai thuyết chí khác nhau ở chi tiết nhưng đều cho thấy mộ Nguyễn Phi Phúc (thân sinh Hoàng đế Quang Trung) đã chôn ở núi Hoành sơn. Song không ai biết đích xác ở chỗ nào. Chỉ nghe truyền rằng mộ gối đầu lên dãy núi phía Tây Nam và lấy hòn Hương sơn ở Kiên thạnh (Bình khê) làm nội án, hòn Mò o (An nhơn) làm ngoại án. Hai hòn này nằm xiên xiên hướng Đông Bắc hòn Hoành sơn.
Từ khi có mộ cua Nguyễn Phi Phúc, hòn Hoành sơn được tôn là núi Thiếu Tổ. Sát chân núi Ngang phía Đông, khoảng giữa, nổi lên một trang đất lum lum có dáng hơi cong cong. Đứng phía trước trông vào thì giống một ghế bành lớn, mà lưng và tay dưa là núi, mặt ghế là trảng đất. Trên trảng nằm song song hai nâm mộ bằng đá, hình chữ nhật, về sau khi triệt phá triều đại Tây Sơn, Vua Gia long (Nguyễn Phúc Ánh) đã ngờ rằng đó là phần mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc, song thân ba vua Tây Sơn, nên truyền quan địa phương khai quật. Nhưng hài cốt không thấy đàu cả, mà chỉ thấy bôn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong chóng đang cháy.
Ai cũng biết bôn chum dầu ây do nhà Tây Sơn chôn, song không aị đoán ra mục đích đế làm gì. Tuy nhiều người đều biết di hài của ông bà Nguyễn Phi Phúc táng tại Hoành sơn, nhưng cũng không một ai biết được chính xác nơi nào. Vua quan nhà Nguyền đã ra công tìm kiếm hàng chục năm sau, nhưng dấu tích vẫn mờ mịt khói mây.
Có người bảo rằng ngọc cốt của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc cũng táng trong vùng Hoành sơn dựa theo chuyện “bạch mã hiện hình”. Nguyên vua Thái Đức có một con chiến mã, thân vóc cao lớn như ngựa Bắc thảo, lông trắng như tuyết, đuôi và kỳ mao mịn như tư. Nhà vua yêu quí rất mực. Sau khi nhà vua băng hà, con bạch mã số chuồng chạy mất. Cách đó ít lâu, chiều chiếu người vùng Hoành sơn thường trông thấy bóng ngựa trắng, đi lại thơ thẩn (lưới chân núi, rồi đứng trên đỉnh hí vang não nùng. Mọi người đều tin rằng đó là con bạch mã, hoặc là hồn thiêng con bạch mã của vua Thái Đức. Ngựa vốn là giống vật. rất khôn và có nghĩa. Nhiều con, chủ chết, bỏ ăn bỏ uổng ra mả nằm chết theo. Lắm con không chết theo, nhưng thỉnh thoảng tìm đến thăm mả chủ, và cất tiếng hí thê lương. Vì vậy nhiều người đoán rằng lăng mộ vua Thái Đức táng nơi núi Ngang?
Các thầy địa lý Việt Nam cung như Trung Hoa đến đây đều công nhận đát Hoành sơn là đại địa. Nơi đây có đủ nào bút nào nghiên,- nào ấn nào kiếm, nào cố nào chung, ở bên tả bên hữu. Trước mặt trên ha nồng gò, đá mọc giăng hàng giống như nhưng toán quán đứng chầu chực. Và xa xa có hô phục long bàn
Ai đến đây cũng tự thây: Bút đó là hòn Trung sơn ở bên Phú lạc, xa trông phàng phất như ngòi bút chép mây. Nghiên đó là hòn Hội sơn tục gọi là hòn Bùng, trong địa phận Trinh tường về phía nam, đứng đối trí cùng hòn Trung sơn ở phía bắc. Cũng như hòn Hoành sơn và hòn Trung sơn, hòn Hội sơn không cao lắm (491 m) nhưng trông đồ sộ, uy nghiêm. Trên núi có một vũng nước vừa rộng vừa sâu, quanh năm không bao giờ cạn. Ngươi địa phương lên vờ đất làm ruộng, đất tốt không kém dưới đồng bằng. Vì núi có vũng nước nên đám bình dân, gọi núi là hòn Vũng thay vì hòn Dũng. Vũng nước là nghiên mực của trời, nên đặt cho núi một tên nữa là Nghiên Sơn (Hòn Nghiên).
Hòn Nghiên và Hòn Bút nam bên hữu và bên tả hòn Hoành sơn, trông thật cân đối. Khách thơ ví von Hoành sơn như bức bình phong, còn hai hòn Bút Nghiên là hai trụ ba biểu đứng hai hèn, hơi lân ra phía trước một ít. Sát bên chân hòn Hoành sơn lại có hai hòn núi nhỏ đứng song song, giông hệt bộ chuông tròng nho nhỏ đế trước chiêc án thờ. ỉó là Hòn Một và Hòn Giái. Cô nhân gọi hòn Một là Chung Sơn tức hòn Chuông, hòn Giải là Cô Sơn tức hòn Trống.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…