Những kiêng kỵ về huyệt mộ mai táng của người Tấn

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Kiêng kỵ ngày thủy, ngày thổ

Người Trung Quốc thời xưa rất kỵ ngày Thủy, ngày Thổ.

Thìn thuộc Long, thuộc Thổ, là Long tinh, Long là vũ sư (người làm ra mưa). Hợi thuộc Thủy. Ngày Thìn, Hợi là điều liên quan đến Thủy, nếu viếng tang thì không được khóc chảy nước mắt, nếu không bị xem như cầu mưa. Mưa to sẽ xối vỡ phần mộ.

9854059_2013
Kỵ hung thần

Theo quan niệm của người Trung Quốc thời cổ, trong trời đất có cát thần (thần đem đến điều lành) và hung thần (thần đem đến điều dữ). Khi các thần như: “Thanh long”, “Minh đường”, “Bảo quang”, “Ngọc đường”, “Tư mệnh” trực ban, thì vạn sự có thể từ dữ hóa lành, là ngày tốt, ngày Hoàng đạo. Ngoài ra còn có “Thiên ân”, “Vương đức”, “Phúc sinh”, cũng là cát thần, nhưng cũng có vị hợp, có vị kị. Hung thần là “Thiên cang”, “Kiếp sát”, “Thiên tê”, “Thiên hỏa”, “Tai sát”, “Đại bại”, “Tử thân”. Ngày hung thần trực ban là ngày kiêng kỵ.

Kỵ tam sát

Người Trung Quốc xưa rất kỵ tam sát. Tam sát là Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục, Hỏa vượng ở phương nam xung quanh phương bắc (Hợi Tý Sửu) Hợi là Kiếp sát, Tý là Tai sát, Sửu là Tuế sát (còn gọi là Mộ Khổ sát).

Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, thủy vượng ở phương bắc, xung với phương nam (Tỵ Ngọ Mùi) là tam sát (Tị là Kiếp sát, Ngọ là Tai sát, Mùi là Tuế sát).

Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục, Mộc vượng ở phương đông, xung với phương tây (Thân Dậu Tuất), là tam sát (Thân là Kiếp sát, Dậu là Tai sát, Tuất là Tuế sát).

Tý Dậu Sửu hợp Kim cục, Kim vượng ở phương tây, xung với phương đông (Dần Mão Thìn), là tam sát (Dần là Kiếp sát, Mão là Tai sát, Thìn là Tuệ sát).

Dần Ngọ Tuất sát bắc, Thân Tý Thìn sát nam, Hợi Mão Mùi sát tây, Tỵ Dậu Sửu sát đông.

Nếu là năm, thì phương bắc Dần, Ngọ, Tuất là năm tam sát. Năm Thân, Tỵ, Thìn phương nam, năm Hợi, Mão, Mùi phương tây, năm Tỵ, Dậu, Sửu, phương đông đều là năm tam sát.

Nếu địa hình chọn phải hướng phạm sát thì không được để mả.

Năm, tháng, ngày, giờ là Dần, Ngọ, Tuất thì kiêng tu tạo phương bắc.

Năm, tháng, ngày, giờ Thân, Tý, Thìn đều không tu tạo phương nam.

Năm, tháng, ngày, giờ Hợi, Mão, Mùi, đều không tu tạo ở phương tây.

Năm, tháng, ngày, giờ Tỵ, Dậu, Sửu, đều kiêng tu tạo phương đông. Thí dụ, Nhâm sơn kiêm Tỵ, Tỵ là phương Bắc, thì không được động thổ tu tạo vào tháng giêng (Dần), tháng năm (Ngọ), tháng chín (Tuất), nếu cứ làm là phạm sát.

Kiêng kỵ khi xây cất của người Hán (Trung Quốc)

Thời Hán, việc xây cất trên mặt đất có nhiều kiêng kỵ về phương hướng. Khi xây cất nhà cửa, phàm năm có nguyệt thực tất có người chết.

Ngoài ra, dân thời đó cho rằng: “Hướng tây không tốt cho nhà ở, có tử vong”. Sách “Phong tục thông – Thích kị” viết: “Nhà không được hướng tây. Người ta thường bảo tây ở bên trên, làm nhà ở trên thì hại đến gia trưởng”. Người Hán coi bên phải là chí tôn, là bề trên, xây dựng nhà ở bên phải là phạm vào điều tôn kính, là phạm thượng.

Thực tế cho thấy khi xây cất nhà cửa, người Trung Quốc xưa không kiêng hướng, nhưng coi trọng hướng nhà. Thí dụ, hướng Tý Ngọ là chính đông nam, hướng Sửu Mùi là hướng tây nam chếch tây 300 của hướng nam, những hướng này khiến trong nhà nhận được nhiều nắng, đông ấm hè mát, có lợi cho người hoạt động làm ăn, bảo vệ thị lực, điều dưỡng thân thể. Cùng một ngôi nhà, phòng hướng nam và phòng hướng bắc hơn kém nhau đến mấy độ. Cùng một thể chất, ở phòng bắc thì bị lạnh chân tay co quắp, mà ở phòng nam thì mặt mũi hồng hào. Ở phòng nam thì thường được tia tử ngoại diệt khuẩn, ở phòng bắc thì thường xuyên bị cảm, phong thấp, ở phòng nam, nói chung tâm tính thoải mái, còn ở phòng bắc thì tù túng, ức chế.

Kiêng kỵ “thái tuế”

Đây là điều kiêng kỵ theo quan niệm của người Trung Quốc. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Hoa hoa thái tuế” (đừng động thổ trên đầu thái tuế).

Thái tuế là tên một ngôi sao được giả định trong thiên văn học cổ đại. Thái tuế đối ứng với sao Tuế. Sao Tuế tức sao Mộc. Người xưa cho rằng sao Tuế cứ 12 năm là chu kỳ một ngày. Ngoài ra người ta chia Hoàng đạo làm 12 phần, phần có sao Tuế đóng thì gọi tên là Tuế, bao gồm 12 tên Tuế là: Thọ tinh, Đại hỏa, Tích mộc, Tinh kỷ, Huyền hiệu, Chủy thử, Giáng lâu, đại lương, Thực Chẩm, Hưởng thú, Hưởng hỏa, Hưởng vĩ. Hướng vận hành của sao Tuế là từ Tây sang Đông, ngược lại hoàn toàn phương hướng của thập nhị chi phân ra từ Hoàng đạo. Theo giả định của người xưa, có một Thái tuế, hướng vận hành của Thái tuế ngược chiều đối với hướng vận hành thực tế của sao Tuế. Người xưa lấy mỗi năm Thái tuế ở bộ phận (phần) để ghi năm. Như Thái tuế tại Dần gọi là Nhiếp đề cách, tại Mão thì gọi Đan Ư. Về sau, lại phối hợp với 10 Tuế dương, tổ chức thành 60 can chi dùng để ghi năm.

Thái tuế cứ 12 năm đi hết một vòng, phối hợp vừa khớp với 12 địa chi chỉ phương vị. Gặp năm Giáp tý thì Giáp Tý chính là Thái tuế. gặp năm Ất Sửu. Ất Sửu đúng là năm Thái tuế, từ đó tính đến năm Quý hợi là hết.

Người xưa cho rằng sao Thái tuế mỗi năm đóng tại phương vị nào thì phương vị ấy xấu. Nếu như năm ấy động thổ xây cất nhà cửa hoặc phần mộ ở phương vị ấy, thì sẽ bị tai họa.

Quan niệm này đã có từ thời Tiên Tần. Sách “Tuân – Tử – Nho hiệu” viết: Vũ Vương đem quân đi đánh Trụ, ngày xuất binh là ngày mà nhà binh kiêng kị hướng đông nam.

Trong tất cả các thần sát, Thái tuế có vị trí cao nhất. Các thần sát nào hợp với Thái tuế, được Thái tuế nâng đỡ đều lá cát thần mang lại hạnh phúc cho con người vì các thần này đều tương đắc với Thái tuế, được chúa năm yêu quý, còn những thần xung đấu với Thái tuế và bị Thái tuế khắc chế đều là hung thần. Như Tuế phá vì không biết điều, đối đầu với Thái tuế, bị Thái tuế xung kích nên bị phá tán, “Đạo hao”; Âm phủ cũng là hung thần, bởi vì nó bị hóa khí của Thái tuế khắc chế. Nên khắc sở dĩ ác bởi vì nó bị nạp âm ngũ hành của Thái tuế khắc… Vua Thái tuế như một bạo chúa “ai chiều thuận thì hưng thịnh, ai chống lại thì bị diệt vong”, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, dựa vào Thái tuế, sẽ trở thành cát thần được người đời yêu mến, kính trọng.

Sách “Luận hành” ghi lại một tập tục đời Hán như sau: Động thổ khởi công người ta cho rằng Tuế nguyệt có sở thực, chỗ sở thực ấy, phải có người chết. Giả sử Thái tuế ở Tý thì Tuế thực ở Dậu, tháng giêng kiến Dần, thì Nguyệt thực ở Tỵ. Hưng công ở Tý, Tý sẽ bị thực. Chỗ bị thực ấy phải treo vật ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Giả sử Tuế nguyệt thực nhà phía tây, thì nhà phía tây treo Kim; Tuế nguyệt thực nhà phía đông, thì nhà phía đông treo than. Rồi bằng lễ tế tự để trừ hung họa.

Đời Tống, người ta càng tin sùng Thái tuế hơn nữa. Bất cứ có tai ách lớn nhỏ gì, người ta cũng đều cho là do việc “phạm thổ” trong một lần xây cất nào đó.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Đến đời Thanh, tục tránh Thái tuế cũng không suy giảm. Những năm 20, 30 của thế kỷ XX, “Lịch đại phong tục sự vật khảo” quyển 27 đã khảo chứng tục tránh Thái tuế và cho biết “ngày nay trong xây cất nhà cửa, thế tục vẫn kỵ hướng Thái tuế, cho rằng phạm nó thì hung”.

Người Trung Quốc xưa rất chú ý giữ gìn tránh kỵ Thái tuế trong xây cất nhà cửa, không dám “động thổ trên đầu Thái tuế”, cho rằng nhỡ xúc phạm hoặc đào đến “đất Thái tuế” thì có thể dẫn đến thảm họa cả nhà tuyệt diệt.

Ngay vua chúa phong kiến mỗi lần tuần thú địa phương hoặc ra quân chinh phạt, mở rộng biên giới hoặc dựng xây cung đều cẩn thận tránh hướng Thái tuế như bàn dân thiên hạ.

Do tính chất chuyên chế ngang ngược của Thái tuế không chỉ người trần mà ngay cả các thần sát trên trời cũng sợ hãi, bợ đỡ, nịnh hót Thái tuế. Do đó, dưới Thái tuế đã dần dần hình thành một đội ngũ thần sát ngày càng đông đảo, đây là hệ thống thần sát ảnh hưởng đến cát hung của ngày giờ, phương vị, hệ thống thần sát lấy Thái tuế là hạt nhân.

Hệ thống Thái tuế chủ yếu có những thần sát dưới đây:

Tuế phá, Đại tướng quân, Tấu thư, Bác sĩ, Lực sĩ, Tâm thất, Tâm quan, Tâm mệnh, Tang môn, Thái âm, Điếu khách, Quan phù, Súc quan, Bạch hổ, Hoàng phan, Báo vĩ, Bệnh phù, Tử phù, Tiểu hao, Đại hao, Kiếp sát, Tai sát, Phục binh, Đại họa, Tuế binh, Đại sát, Phi liêm, Tuế đức, Tuế đức hợp, Kim thần, Tuế can hợp, Tuế chi đức v.v…

Khi các thần này trực ở những phương các thần cai quản, việc hưng công, động thổ, cưới hỏi, xuất hành, khi trương buôn bán… đều phải tránh. Việc xúc phạm khi xây cất, phạm vào các sao chủ về ác thần sẽ gặp các điều rủi ro như sau:

+ Lực sĩ chủ về bệnh tật.

+ Tang môn chủ về trộm cướp, mất của, chết người.

+ Súc quan chủ về tổn hại lục xác và mất của.

+ Bạch hổ chủ về tai họa tang ma.

+ Hoàng phan chủ về việc có tổn thất.

+ Bác sĩ chủ về việc mất của, hại người.

+ Bệnh phù chủ về tật bệnh.

+ Tử phù chủ về chết chóc.

+ Đại hao chủ về hao tài, tốn của.

+ Kiếp sát chủ về mất trộm, mất cướp, bị chém giết.

+ Tai sát chủ về tai họa, bệnh tật.

+ Tuế sát chủ về hại con cháu, lợn bò.

+ Phục binh, Đại họa chủ về chết chóc, binh đao.

+ Tuế hùng chủ về kiện cáo. + Đại sát chủ về tội xử tử.

+ Kim thần là sao ác nhất, phạm nó, sẽ có loạn lạc, chết chóc, hạn lụt, ôn dịch, không chỉ gây hại cho một người mà nguy hiểm cho cả xã hội.

+ Tiêu hao chủ về đáng rơi, bỏ quên của hoặc sợ hãi toát mồ hôi.

+ Tuế phá, Thái tuế: không được xây dựng, lấy vợ, gả chồng, xuất hành đi xa.

Theo phong thủy lạc việt

Cùng Danh Mục

Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.1)
Mộ Phần Và Cuộc Sống
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.1)
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.3)
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.4)
NHẤT MỘ NHỊ TRẠCH
Chọn đất đặt mộ cát, hung theo phong thủy
Tìm hiểu về Âm trạch
Những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy âm trạch (P4)
Ảnh hưởng của Âm trạch đến sự thịnh suy của con cháu
Tham khảo nguyên tắc chọn đất đặt mộ
10 Kiểu địa hình đẹp về long huyệt sa thủy
Đại hình thập quý là gì ?
Dựa vào hình dạng đặt tên cho đất
Những kiểu đất đẹp làm ăn dễ phát đạt
Chọn đất đặt mộ ảnh hưởng đến cả con cháu đời sau
Chọn đất an táng không thể bỏ qua những điều quan trọng này
Trồng cây tạo bóng mát ở mộ nên lưu ý những điều này

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 7594 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online