Những giai đoạn phát triển của Khoa Học Phong Thủy
Tiên Tần: giai đoạn manh nha của tư tưởng Phong thuỷ
Về khởi nguồn của Phong thuỷ, có thể truy nguyên đến xã hội săn bắt thời nguyên thuỷ, thế nhưng trong thời đó, thuật Phong thuỷ theo đúng nghĩa vẫn chưa ra đời, mới chỉ có những tri thức về xem đất, đóng vai trò tạo tiền đề cho sự ra đời của thuật Phong thuỷ sau này.
Ngay từ thời nguyên thuỷ, người ta đã biết chọn lựa nơi cư trú, như trong “Mặc Tử – Từ quá” có viết: “Người dân thời cổ, chưa biết xây dựng cung thất, chỉ biết sống nơi đồi gò, hang hốc”, cách chọn địa điểm cư trú cũng phù hợp với nguyên lý “ở gần nước” mà các thầy Phong thuỷ sau này đề xướng.
Thời Tiên Tần đã có hoạt động “tướng trạch” (chọn đất xây nhà), gồm cả chọn vị trí cho Dương trạch và Âm trạch, đã bắt đầu xuất hiện những nhân vật có tài “tướng trạch” thực tiễn, như Bàn Canh, Công Lưu, Chu Công. Thế nhưng phương pháp “tướng trạch” khi đó chưa có điều cấm kỵ gì, vẫn chưa phát triển thành một loại hình thuật số.
Tần Hán: giai đoạn chuẩn bị của thuật Phong thuỷ
Đến thời Tần Hán đã xuất hiện quan niệm về mạch đất, thái độ coi trọng mạch đất Phong thuỷ đã khá thịnh hành từ triều đình đến dân gian.
Đến thời Hán, lý luận Phong thuỷ đã từng bước thành hình. Khi đó, các lý luận Âm Dương, Ngũ hành, Bát quái cũng đều đã xuất hiện, tổ hợp thành một mô hình nhận thức tổng thể về vũ trụ.
Những lý luận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Phong thuỷ, hình thành nền móng ban đầu cho Phong thuỷ học. Ngoài ra, người ta cũng đã bắt đầu chú trọng đến mộ táng và nhà ở.
Thời kỳ này cũng xuất hiện các trước tác có liên quan đến Phong thuỷ như “Di thiên pháp”, “Đồ trạch pháp”, “Kham dư kim quỹ”, “Cố trạch địa hình”, “Vũ cống”…
Nguỵ Tấn Nam Bắc triều: giai đoạn truyền bá của Phong thuỷ học
Đến thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, Phong thuỷ học đã lưu truyền rộng rãi, đã xuất hiện các bậc đại sư Phong thuỷ như Quản Lộ, Quách Phác.
Quản Lộ là một thuật sĩ người Bình Nguyên thời Tam Quốc, nổi tiếng về tài đoán mộ, trước tác hiện còn “Quản thị địa lý chỉ mông”.
Quách Phác người thời Tấn có tác phẩm “Táng thư”, đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Phong thuỷ học. Trước tác này chuyên bàn về Âm trạch, hầu hết các nhà Phong thuỷ hậu thế đều phải nghiên cứu cuốn sách này.
Dẫu rằng những nghiên cứu về Âm trạch ra đời sau Dương trạch, nhưng lại có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ, thậm chí còn quay trở lại tác động đến lý luận Phong thuỷ Dương trạch. Từ đời Tấn trở về sau, Phong thuỷ học đã truyền bá rộng khắp tại Trung Hoa, thậm chí còn lan truyền sang các quốc gia lân cận.
Nguồn: Phong Thuy Tong Hop
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…