Khám phá sự khác nhau về ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Việt Nam
Bày mâm ngũ quả là một phong tục tập quán lâu đời của các gia đình Việt.
Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trụ. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.
Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Theo quan niệm, trên mâm ngũ quả thường phải đầy đủ các yếu tố Ngũ hành, với những sắc màu riêng. Mỗi loại quả phải thể hiện được những sắc màu may mắn của ngày Tết; nhưng chủ yếu là 5 loại quả: Chuối -bưởi (phật thủ) – đào (quả trứng gà) – hồng – quất (quýt).
Nải chuối, nhất định phải màu xanh, là không thể thiếu và luôn được bày ở dưới cùng, giống như bàn tay nâng đỡ tất cả các loại quả còn lại. Hình dáng nải chuối và cách bố trí này thể hiện sự chở che. Chính giữa và nhô cao nhất là quả bưởi hoặc Phật thủ.
Những loại quả khác nhỏ hơn được bày xen kẽ bên cạnh, tạo thành dáng chóp hài hòa về màu sắc và bố cục.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc cần tránh một số sơ suất. Ví dụ như khi để đọng nước sau khi rửa, khiến quả nhanh hỏng, hoặc khi mua sớm lại chọn quả chín đẹp nên không để được lâu.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.
Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những loại quả vốn có sẵn ở quê hương chứ không cầu kì như nhiều miền khác. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh.
Ứng với đó, các loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả người miền Nam sẽ là Mãng cầu (Cầu), Dừa (vừa), Đu đủ (đủ), Xoài (xài). Ngoài ra, còn bày thêm dứa – cầu con cháu đông đúc (dứa có nhiều mắt con), và dưa hấu – cầu một năm mới nhiều may mắn (xanh vỏ đỏ lòng) cho cả gia đình và người thân.
Một số loại quả khác nữa cũng sẽ được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam như: Lê: Mọi việc đều hanh thông, thuận lợi, ngọt nhanh như lê; Lựu: Tượng trưng ước mong con cháu đầy đàn, đông đúc, nhiều phúc, nhiều lộc; Thanh long: Ý chỉ mây rồng gặp nhau…
Bày trên một khay/mâm rộng, xếp vừa đủ là được. Trên đó, khi bày thì sẽ đặt đu đủ, mãng cầu, dừa trước để lấy thế, rồi sắp xếp những loại quả bé hơn như xoài hay sung tạo hình cho mâm ngũ quả như một ngọn tháp cao. Bày thêm hai, ba quả dứa để tạo thêm thế vững chắc, riêng dưa hấu sẽ đặt hai bên của mâm ngũ quả khi bày xong.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…