Âm và Dương – Hai yếu tố căn bản của khoa Phong Thủy

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Phong thủy – Âm dương. Khi bước chân vào một căn nhà, thường cảm giác ngay thấy sáng sủa, ấm cúng, hoặc tối tăm, lạnh lẽo. Hai mặt đối lập này thuộc hai yếu tố căn bản của khoa Phong Thủy – Âm và Dương.

am-duong-phong-thuy

Âm Dương trong Phong thuỷ.

Khoa Phong Thủy có quan niệm đơn giản, mọi vật trên quả đất này chỉ ở trong hai trạng thái, hoặc Âm, hoặc Dương. Khái niệm về Âm Dương cũng rất giản dị, chẳng hạn: Ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Ngày là dương, đêm là âm. Nóng là dương, lạnh là âm. Màu đỏ là dương, màu đen là âm v.v… Âm Dương là hình thức khởi thủy của vạn vật, là hai trạng thái đối nghịch, nhưng không thể tách rời ra được, phải nương tựa vào nhau để tác động hỗ tương cho nhau.

Khoa Phong Thủy cũng quan niệm mọi vật trên quả đất này được chia làm 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Thổ và Hỏa. Mỗi loại có một đặc tính riêng gọi là hành. Và mỗi hành có một màu tượng trưng, như màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác gọi là tương sinh. Còn ngược lại, vật này hủy diệt hay cản trở vật kia thì gọi là tương khắc.

Mỗi phần của một căn nhà sẽ thích hợp với màu tương ứng của hành ở hướng này.
Ngoài vật thể, phương hướng cũng bị chi phối bởi Ngũ Hành, cho nên mỗi hướng có một hành riêng, chẳng hạn, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Nam thuộc hành Hỏa, hướng Đông thuộc hành Mộc, hướng Tây thuộc hành Kim v.v… Một căn nhà, dù ở bất cứ vị trí nào, cũng bị ảnh hưởng bởi tám hướng, do đó,mỗi phần của một căn nhà hay một cơ sở thương mại sẽ thích hợp với màu tương ứng của hành ở hướng này.

Bởi vậy, nếu chỉ giới hạn trong lãnh vực sắp xếp, trang trí cho nhà ở và cơ sở thương mãi, thì ý nghĩa của Âm Dương và Ngũ Hành lại càng đơn giản hơn, có thể xem như chỉ gồm trong hai vấn đề: màu sắc và ánh sáng.

Khi chọn một căn nhà để ở, dù là nhà mướn hay nhà mua, thì chúng ta phải hiểu rằng, ở một vài tháng hay một vài năm, thì đó cũng là nơi cư ngụ của mình, là tổ ấm của mình sau những giờ lao tâm khổ trí ngoài đời mỗi ngày. Cái tổ của chúng ta có êm ấm, bền vững hay không là do từng ngọn cỏ, cọng rơm mà chúng ta lót thành tổ. Bởi vậy, trang trí nhà cửa là một nghệ thuật. Nếu nghệ thuật này được phối hợp với những quan niệm căn bản của khoa Phong Thủy thì sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Ở đây, chúng ta chỉ lưu ý đến hai nguyên tắc: Âm Dương hòa hợp và Ngũ Hành tương sinh. Trong lãnh vực trang trí nhà cửa hay cơ sở thương mại, Âm Dương hòa hợp chẳng qua chỉ là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý. Chỗ nào đáng sáng thì sáng, nơi nào cần tối thì tối. Chẳng hạn, cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng hơn.

Cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà nên phải ở một vị trí sáng sủa
Sau cửa chính, phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Chỉ có phòng ngủ là không nên sáng quá, vì đây là nơi mà chúng ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng nhiều màu “nóng”, như màu đỏ, màu hồng hay màu rượu chát… Không nên đặt TV, máy hát, radio, máy computer trong phòng ngủ. Cũng không nên chưng nhiều hoa trong phòng ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho một nơi để nghỉ ngơi và cho một giấc ngủ an lành.
Đèn, màn cửa và màn sáo (mini blind) là những thứ chính yếu để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn của chúng ta. Điều chỉnh ánh sáng trong một căn nhà, trong một căn phòng hay trong một cơ sở thương mãi là chủ ý cho Âm Dương được hòa hợp. Âm Dương hòa hợp thì cuộc sống mới êm đềm, công việc làm ăn mới trôi chảy.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Mối tương quan giữa Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái trong một lý thuyết thống nhất
Âm Dương trong Phong thuỷ.
Âm dương
Âm và Dương
Đá quý Thạch Anh Tím, nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng theo Phong Thủy
Sinh con trai hay gái theo Bát quái
Xây nhà trên long mạch cả đời ấm no
Tăng cường năng lượng dương cho nhà ở bằng chuông gió
Ngôi nhà lý tưởng là phải có âm dương hài hòa
Sự hài hòa âm dương trong sắp xếp nội thất
Nguyên tắc phong thủy giúp đồ vật trong nhà được hài hòa âm dương
Đem nguồn năng lượng mới vào nhà
Con trai chuyển kiếp thành chó và báo mộng cho mẹ
Phóng sinh ngày Rằm tháng Giêng theo quan niệm Phật giáo
Hiện tượng tự nhiên nhưng là điềm lành và vận may bất ngờ
Khám phá sự khác nhau về ý nghĩa mâm ngũ quả 3 miền Việt Nam
5 việc làm vô tình khiến âm khí bao quanh tài vận bản thân
Mẹo phong thủy nhận biết nguồn năng lượng tốt xấu trong nhà

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 22050 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online