Bàn thờ người Việt ngày Tết

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Thông thường, bàn thờ được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất. Bàn thờ tổ tiên chính là một cách thể hiện chữ Hiếu của nhân dân. Không chỉ nhớ về nguồn cội, nhân dân ta coi tổ tiên của gia đình chính là các vị thần linh thiêng luôn ở bên cạnh để phù hộ độ trì cho con cháu.

 tet-hanh-phuc-an-khang.jpg

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải.

Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…), người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương đặt một chiếc Tam sơn trên đó đặt ba cái đài nhỏ đựng ba chén nước trong. Nếu không có đủ như vậy, mỗi lần thắp hương chủ lễ cũng vẫn phải thay ba chén nước mới để tỏ lòng thành kính trắng trong.

Phía sau Tam sơn, thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

 mam-ngu-qua.jpg

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt. Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở. Và, một năm mới tràn đầy hy vọng bắt đầu…

Nguồn: Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Một số ứng dụng đơn giản của thuật phong thủy
Chuyện ngày Tết
Tết Nguyên Đán
NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN ĐÁN
Những tục lễ trong đêm giao thừa trong tết nguyên đán ở Việt Nam
Tục tảo mộ trước Tết trong tâm thức người Việt
XUẤT HÀNH, CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ (XÔNG ĐẤT), KHAI TRƯƠNG… ĐẦU NĂM CANH DẦN (2010).
Sinh con năm Canh Dần (2010)
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết
PHONG THỦY LUẬN NGOẠI HÌNH GIA TRẠCH (7)
Mùa Xuân và lễ Thiên quan Tứ phước
Phong tục cúng lễ ngày Tết
Phong tục “xông đất” đầu năm
Phong tục “xuất hành và hái lộc”
Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ ngày Tết
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Phong tục lễ cúng “Giao thừa”
Mùng ba Tết

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1322 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online