Các quy luật và tính chất của Ngũ Hành
Thuyết Ngũ Hành cụ thể hóa thuyết Âm Dương, đi sâu giải thích bản thể của vũ trụ, bản thể của thế giới. Bên cạnh đó, Ngũ Hành biểu thị quy luật vận động của vũ trụ mà nhờ đó con người dựa vào để luận Tốt- Xấu.
Theo thuyết Ngũ Hành thì năm chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là năm chất đầu tiên tạo ra thế giới, tạo ra vũ trụ. Năm chất đó kết hợp với nhau, nương tựa và ức chế lẫn nhau mà tạo ra muôn vật. Và đó chính là nguồn gốc phát sinh của thế giới. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất Ngũ Hành và các quy luật của nó.
1. Hành Mộc: Phu Hòa vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt
Mộc có tính chất động, khởi đầu, sinh sôi, dài thẳng
Mộc là gỗ cây, sống, tăng trưởng, dẻo dai và chịu đựng
Người mạng Mộc tính dễ thay đổi, dịu dàng và chịu khó vươn lên
2. Hành Hỏa: Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển
Hỏa có tính nhiệt, phát triển (Trưởng), hướng lên
Hỏa: lửa, nóng, sáng, linh hoạt, sáng tạo
Người mạng Hoả thích làm lãnh đạo, và có khuynh hướng làm quá sự việc
3. Hành Thổ: Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể
Thổ có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa dục)
Thổ: đất, đầy đặn, chịu đựng, nguồn của sinh sôi
Người mạng Thổ giỏi chịu đựng, thủ thành và sinh nở tốt
4. Hành Kim: Thẩm Bình
Kim có tính chất thanh tĩnh, thu sát thu lại (Thu)
Kim: kim loại cứng rắn, lạnh, cương mãnh, bền chắc
5. Hành Thủy: Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ
Thủy có tính chất tàng chứa (Tàng), hàn lạnh hướng xuống
Thủy: nước, mềm mại, nhu thuận, sâu hiểm
Người mạng Thủy thâm sâu khó lường và giỏi trốn tránh
Năm quy luật của Ngũ Hành
Tương sinh: Giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau, đó là quan hệ Tương sinh. Còn bao hàm ý là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: cái sinh ra nó (sinh nhập) và cái nó sinh ra (sinh xuất).
Mộc sinh Hỏa
Hỏa sinh Thổ
Thổ sinh Kim
Kim sinh Thủy
Thủy sinh Mộc
Tương khắc: Giữa Ngũ Hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: cái khắc nó (khắc nhập) và cái nó khắc (khắc xuất).
Mộc khắc Thổ
Thổ khắc Thủy
Thủy khắc Hỏa
Hỏa khắc Kim
Kim khắc Mộc
Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó mà Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ.
Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn): Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hoả (nói cách khác: Hỏa “khinh hờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy.
Quy luật chế hóa Ngũ Hành:
Mộc khắc Thổ – Thổ sinh Kim – Kim khắc Mộc
Hỏa khắc Kim – Kim sinh Thủy – Thủy khắc Hỏa
Thổ khắc Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc khắc Thổ
Kim khắc Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa khắc Kim
Thủy khắc Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ khắc Kim
Từ kiến thức căn bản về Ngũ Hành này, chúng tôi sẽ giới thiệu các quy tắc chọn màu nhà cửa, trang phục, xe cộ … trong các bài sau để mang lại nhiều hạnh phúc và may mắn cho bạn.
Theo một thế giới
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…