Phong tục thờ cúng trong ngày Tết
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .
Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai .Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .Theo sử Hồng Kông , âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy mười hai chi đặt cho mười hai tháng .Tháng Dần là tháng giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần .
GIAO THỪA
Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa .
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng , một năm đã bắt đầu ắt phải có hết , bắt đầu từ lúc giao thừa ,cũng lại hết vào lúc giao thừa .
Giao thừa là gì ?Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại , mới tiếp lấy .Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này , có lễ trừ tịch .
LỄ TRỪ TỊCH
Trừ tịch là phút cuối cùng cũ năm cũ sắp qua năm mới , giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một thág giêng năm sau .Vào lúc này người Việt nam theo phong tục cũ làm lễ trừ tịch .
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu , dở , cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ , tốt đẹp của năm mới sắp tới .
Lễ trừ tịch của người Hồng Kông còn là lễ khu trừ ma quỷ .Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9 , 10 tuổi mặc áo thâm , đội mũ đỏ , cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ , do đó có danh từ trừ tịch .Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa .
CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA
Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết :
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian , hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia , cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới .
Cúng tế cốt ở tâm thành , và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm . Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm .
Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.
Những năm về trước , trong giờ phút này , chuông trống đánh vang , pháo nổ không ngớt , truyền từ nhà nọ sang nhà kia , khắp kẻ chợ nhà quê.
SỬA LỄ GIAO THỪA
Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn .Các ông thủ từ lo ở đình miếu , còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm .Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình , ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ , nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa .
Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời . Một chiếc hương án được kê ra .Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương .Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến . Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà , bánh chưng , mứt kẹo , trầu cau , hoa quả , rượu nước và vàng mã , đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển .
Lễ vật được bày trên hương án trước giờ trừ tịch .Đúng giao thừa chuông trống vang lên ,ông chủ ra khấu lễ , rồi dân chúng kế đó lễ theo , cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm may mắn .
Tại đình làng , cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa .
Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa , nhưng lễ vật là đồ chay , và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật , tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa .
Ở các tư gia , các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân , hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân .
Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm , ngoài lễ cúng tại đình đền .Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản .
Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật , có khi mâm lễ vật lại đặt trên chiếc ghế đẩu .Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc chiếc lọ nhỏ .Có gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ , hoặc cắm vào khe nải chuối .
ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN
Có mười hai vị đại vương , mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý , cuối cùng là năm Hợi .Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.
Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần , mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm , xem xét mọi việc hay dở của từng người , từng gia đinh ,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội , tâu lên Thượng đế . Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc .
Vị đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế và trình lên những viẹc xảy ra .Còn vị phán quan thì lo việc ghi chép công tội của mọi người , mọi gia đình , mọi thôn xã , mọi quốc gia .
Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.
LỄ CÚNG THỔ CÔNG
Sau khi cùng giao thừa xong , các gia chủ cúng khấn Thổ Công , tức là vị thần cai quản trong nhà , thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ” .Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu ,nước ,đèn nhang , vàng bạc , hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà , bánh , mứt v.v …
LỄ CÚNG GIA TIÊN
Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng .
Trong mấy ngày này , trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên .Để giữ cho hương khỏi bị tắt từ chiều ba mươi người ta thường dùng hương vòng .
Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu .
Cúng gia tiên ba mươi Tết , sáng mùng một lại cúng .Và trong mấy ngày Tết cho đến khi hoá vàng ngày hai bữa có lễ cúng gia tiên .Và bao giờ cũng phải cúng Thổ Công trước .
Trong khi cúng giao thừa , cúng Thổ Công , cúng gia tiên ta phải có văn khấn .
Nguồn: Tổng Hợp
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…