Phòng vệ sinh cần thông thoáng khôn ứ đọng nước
Gian vệ sinh thường là công trình phụ của căn nhà, diện tích nhỏ, có thể cửa sổ hoặc không, việc lấy ánh sáng tự nhiên và thông gió cũng thường bị xem nhẹ, dẫn tới ẩm thấp, tối tăm ở nhiều gốc khuất. Đó là điều tối kỵ về mặt phong thuỷ học.
Muốn nâng cao chất lượng nhà ở, cần chú ý tới việc thông gió, làm khô ráo, thoáng đãng mọi căn phòng trong nhà. Nhìn từ góc độ phong thuỷ học truyền thống, gian vệ sinh là nơi tích tụ nước, nếu luôn ẩm thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ gia chủ. Mà nước tù hãm lưu cửu là nước ô nhiễm, mùi xú uế lan toả khắp nhà sẽ không có lợi cho cả về mặt thể chất và tinh thần mọi người sống trong nhà.
Gian vệ sinh nhất thiết phải trổ cửa sổ, để ánh nắng mặt trời và không khí từ ngoài có thể dễ dàng lọt vào trong, đảm bảo có ánh sáng tự nhiên đầy đủ, không khí lưu thông, khí nặng mùi dễ dàng được tản ra ngoài, hơi ẩm cũng bay ra, từ đó mà trong gian vệ sinh luôn có không khí mới trong lành.
Trong các gia đình hiện đại, gian vệ sinh thường có hệ thống thiết bị xối rửa, tự hoại, nên tình trạng vệ sinh được cải thiện rất nhiều. Dù vậy, vẫn phải thường xuyên chú ý khâu thải nước, làm khô ráo và thông gió.
Ngoài việc phải thường xuyên dọn dẹp, làm vệ sinh, không để những đồ dùng phế thải linh tinh, mạng nhện, bụi bậm, rác rưởi, còn phải xối rửa, lau chùi, tiêu độc bệ xí và mọi ngõ ngách, giữ luôn sạch sẽ. Công việc này phiến phức nhưng rất quan trọng, chả thế mà ở nhiều nước người ta còn nêu ra khái niệm “Văn hoá nhà vệ sinh”, sạch sẽ tới mức người ta vui chơi và ăn cơm ngay trong “nhà vệ sinh” mà vẫn thấy sảng khoái, thoải mái như thường.
Theo phong thủy, phòng vệ sinh phải sạch sẽ, thông thoáng, có cửa sổ thông khí.
Một số căn nhà do quy hoạch không gian “thất sách”, hoặc nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng, bố trí gian vệ sinh thành một đơn nguyên khép kín, không trổ cửa sổ hoặc không thể trổ cửa sổ, chỉ lắp quạt thải khí, thậm khí quạt này cũng không mở chạy thường xuyên. Điều này rõ ràng là không có lợi cho sức khoẻ con người. Cho dù có vẩy nước hoa, dùng thuốc làm sạch không khí, thì cũng không cải thiện được chất lượng không khí.
Mấy năm trở lại đây, nhiều thi thoảng lại xảy ra sự kiện trúng độc khí thanh hay điện giật gây chết người trong gian vệ sinh. Điều đó tạo bị kịch gia đình rất lớn, nguyên nhân ngoài việc sử dụng thiết bị hơi nóng, thiết bị điện không đúng quy cách chất lượng, chủ yếu còn do điều kiện chiếu sáng và thông gió trong gian vệ sinh không được tốt.
Gian vệ sinh nếu không sạch sẽ, luôn ẩm thấp và bí không khí, thì mùi ẩm mốc và hơi xú uế nhiều không có chỗ thoát, khiến cả không gian trong nhà ở đều bị o nhiễm. Không để cho âm khí bất lợi tràn ngập khắp ngôi nhà, thì ngoài việc phải đảm bảo gian vệ sinh luôn cao ráo, thông gió tốt, còn có thể lợi dụng các biện pháp cải thiện sau:
1. Về mặt khử mùi, dùng dầu thơm tuy có tác dụng át mùi nhưng không phù hợp với bảo vệ môi trường, bởi vậy, tốt nhất là dùng hoa thơm hoặc cỏ thơm nguồn gốc thiên nhiên. Những loại hoa thơm và cỏ thơm nên chọn loại có mùi dễ chịu, lại có tác dụng điều trị chứng mất ngủ.
2. Dép lê, đệm chùi chân … nên chọn màu theo phong thủy, loại có màu sắc tương phản với màu tường, như màu vàng chanh, màu xanh nước biển, màu phớt hồng, màu ngà voi … vừa không sặc sỡ lại tao nhã, làm tăng cảm giác sạch sẽ cho gian vệ sinh.
3. Trong gian vệ sinh bố trí tại nơi thích hợp có giá đựng xà phòng thơm, giá treo khăn mặt, khăn lai, gương lược, để tăng vẻ hài hoà, sang trọng cho gian phòng.
Nói chung, không gian của gian phòng vệ sinh không nên quá rộng, dọn dẹp làm vệ sinh cũng đỡ vất vả. Phải chú ý đảm bảo gian vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng đãng, thông gió tốt, không khí luôn trong lành, khử hết được mùi ô uế trong gian vệ sinh. Với gian vệ sinh không có cửa sổ, thì quạt thải khí nên mở liên tục để không khí trong ngoài luôn lưu thông trao đổi, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…