Nguồn Gốc Thờ Thần Tài

Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy

Người Hoa thờ thần Tài

Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.

1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực.

than-tai-tho-dia.jpg

Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường.

Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.

2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài.

Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.

Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”).

Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc.

Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois.

Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố…) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà.

Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây:

* Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý
* Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.

3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.

Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiên tôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân.

Tỳ Hưu Bắc Kinh

Thần Tài theo người Việt:

Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác.

Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.

Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng.

Theo truyền thuyết Hồng Kông, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 – 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến.

Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài – Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.

Phổ biến không kém Lưu Hải là cặp nữ thần Tài Hòa Hợp nhị tiên. Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa.

Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Hồng Kông, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt.

Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn.

Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Hồng Kông và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục

Sinh trai hay gái
Âm và Dương
Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân
Đá quý thạch anh, đá quý phong thủy và năng lượng trị liệu
Hài hòa âm dương trong lựa chọn nội thất nhà ở
Hình tượng Tứ thánh thú trong phong thủy
Tăng cường năng lượng dương cho nhà ở bằng chuông gió
Biện pháp hài hòa âm dương cho môi trường sống
Xử lý khí xung khắc đến từ nhà hàng xóm
8 Bước giúp bạn mang lại sinh khí cho ngôi nhà
Sự cân bằng trong âm dương
Tính ứng dụng của Đạo, Âm dương và Khí
Sự hài hòa âm dương trong sắp xếp nội thất
Âm và Dương - Hai yếu tố căn bản của khoa Phong Thủy
Nguyên tắc phong thủy giúp đồ vật trong nhà được hài hòa âm dương
Cúng những loài hoa này để được thần Tài, tổ tiên phù hộ
Ngay khi vừa vào nhà mới, hãy làm những điều này để đón may mắn
Mẹo phong thủy nhận biết nguồn năng lượng tốt xấu trong nhà

Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý… Giám Định Đá Quý
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…

Vat Pham Phong Thuy

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.9/10 bởi 1259 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời

Hotline 24H Mua Hang Online