Cấu trúc Số và cấu trúc Tượng trong Âm dương Ngũ hành
“Thuyết Âm dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất Vũ trụ”. Cấu trúc Số và cấu trúc Tượng chính là các nguyên lý của Âm dương Ngũ hành. Hà đồ, Lạc thư là hai cấu trúc Số (hệ thập phân 1,2,3,4,5,6,7,8,9, 10) của Âm dương Ngũ hành. Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái là cấu trúc Tượng (hệ thống các hình tượng) của Âm dương Ngũ hành. Sự phối hợp cấu trúc Số với cấu trúc Tượng theo qui tắc tương ứng Âm dương Ngũ hành là nguyên lý cơ bản để có được hệ quả là hình Bát quái Tiên thiên và hình Bát quái Hậu thiên.
Phần I – Cấu trúc Số và cấu trúc Tượng của Âm dương Ngũ hành A – Cấu trúc Số của Âm dương Ngũ hành:
Hai cấu trúc Số cơ bản nhất của Âm dương Ngũ hành là đồ hình Hà đồ và đồ hình Lạc thư.
1-Tính chất Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc Số:
Hệ thập phân của cấu trúc Số trong hệ thống các nguyên lý học thuật cổ Đông phương có nội dung như sau:
Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.
Nghĩa là”
Trời lấy số 1 mà sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà làm cho thành.
Đất lấy số 2 mà sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà làm cho thành.
Trời lấy số 3 mà sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà làm cho thành.
Đất lấy số 4 mà sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Trời lấy số 5 mà sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà làm cho thành.
Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời (Dương) hay số Cơ. Trong đó 1,3,5 gọi là số Sinh của Trời, còn 7,9 gọi là số Thành của Trời. Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất (Âm) hay số Ngẫu. Trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.
Như vậy, hệ số Thập phân của Âm dương Ngũ hành có nguyên lý như sau:
Số 1 là dương Thuỷ, số 6 là âm Thuỷ.
Số 2 là âm Hỏa, số 7 là dương Hỏa.
Số 3 là dương Mộc, số 8 là âm Mộc.
Số 4 là âm Kim, số 9 là dương Kim.
Số 5 là dương Thổ, số 10 là âm Thổ.
2-Luật Ngũ hành sinh khắc trong cấu trúc Số
a-Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:
Kim sinh Thuỷ
Thuỷ sinh Mộc
Mộc sinh Hỏa
Hỏa sinh Thổ
Thổ sinh Kim
b-Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:
Kim khắc Mộc
Mộc khắc Thổ
Thổ khắc Thuỷ
Thuỷ khắc Hỏa
Hỏa khắc Kim
B-Cấu trúc tượng của Âm dương Ngũ hành:
Trong Thiên thượng của Hệ từ chuyện có viết: Vì lời không diễn hết ý nghĩa của Âm dương Ngũ hành nên phải đặt ra “tượng” để diễn hết ý.
Dịch là hình tượng (hào, quái): Hình tượng là phỏng theo, là tương tự.
Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.
1-Thái cực
Thái cực gồm có Lưỡng nghi và Tứ tượng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu.
2-Lưỡng nghi
Do dịch lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi. Lưỡng nghi là Nghi âm và Nghi dương của Thái cực. Nghi âm là cực Âm trong Thái cực, được ký hiệu là 1 vạch đứt, gọi là Hào âm. Nghi dương là cực Dương trong Thái cực, được ký hiệu là 1 vạch liền, gọi là Hào dương.
Cực âm của Thái cực vận động theo nguyên lý dương tiêu âm trưởng. Tức là, bản chất là Âm nhưng hấp thụ và tiêu biến Dương khí để nuôi dưỡng Âm khí lớn mạnh.
Cực dương của Thái cực vận động theo nguyên lý âm tiêu dương trưởng. Tức là, bản chất là Dương nhưng hấp thụ và tiêu biến khí Âm để nuổi dưỡng Dương khí lớn mạnh.
3-Tứ tượng
Do dịch lý vận động của Ngũ hành trong Âm dưong mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương Kim, Thiếu dương Hoả, Thiếu âm Thuỷ và Thái âm Mộc. Sự hình thành Tứ tượng theo nguyên lý sau:
Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương. Thái dương có tính chất là hành Kim, gọi là Thái dương Kim là để xác định đặc tính của nó trong môi trường Âm dương Ngũ hành.
Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương. Thiếu dưong có tính chất là hành Hoả, gọi là Thiếu dương Hoả là để xác định đặc tính của nó trong môi trường Âm dương Ngũ hành.
Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm. Thiếu âm có tính chất là hành Thuỷ, gọi là Thiếu âm Thuỷ là để xác định đặc tính của nó trong môi trường Âm dương Ngũ hành.
Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm. Thái âm có tính chất là hành Mộc, gọi là Thái âm Mộc là để xác định đặc tính của nó trong môi trường Âm dương Ngũ hành.
4-Bát quái
Do dịch lý vận động của Âm sinh Dương trưởng trong Ngũ hành mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Bát quái được xác định là:
Càn-(Trời-)
Đoài-(Đầm-)
Ly-(Lửa-)
Chấn-(Sấm-)
Tốn-(Gió-)
Khảm-(Nước-)
Cấn-(Núi-)
Khôn-(Đất-)
Sự hình thành Bát quái theo nguyên lý sau:
Thái dương Kim sinh ra quái Càn và Đoài:
Thái dương Kim chồng thêm hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là dương Kim.
Thái dương Kim chồng thêm hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là âm Kim.
Thiếu dương Hoả sinh ra quái Ly và Chấn:
Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa.
Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào âm thành quái Chấn. Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa.
Thiếu âm Thuỷ sinh ra quái Tốn và Khảm:
Thiếu âm Thuỷ chồng thêm hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Thuỷ nên tính chất là âm Thuỷ.
Thiếu âm Thuỷ chồng thêm hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Thuỷ nên tính chất xác định là dương Thuỷ. Hình 14. Thực tại Bát quái Hậu thiên
Thái âm Mộc sinh ra hai quái Cấn và Khôn:
Thái âm Mộc chồng thêm hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất là âm Mộc.
Thái âm Mộc chồng thêm hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Mộc nên có tính chất xác định là dương Mộc.
Phần II-Phối hợp cấu trúc Số với cấu trúc Tượng
Phối hợp cấu trúc số với cấu trúc tượng sẽ được hệ quả là 2 đồ hình Bát quái. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Hà đồ sẽ được hệ quả là hình Bát quái Tiên thiên. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Lạc thư sẽ được hệ quả là hình Bát quái Hậu thiên.
Qui tắc nạp Bát quái vào Hà đồ cũng như nạp Bát quái vào Lạc thư là qui tắc tương ứng theo tính chất Âm dương Ngũ hành:
Quái Càn và số 9, tương ứng với nhau theo tính chất dương Kim.
Quái Đoài và số 4, tương ứng với nhau theo tính chất âm Kim.
Quái Ly và số 7, tương ứng với nhau theo tính chất dương Hỏa.
Quái Chấn và số 2, tương ứng với nhau theo tính chất âm Hỏa.
Quái Tốn và số 6, tương ứng với nhau theo tính chất âm Thuỷ.
Quái Khảm và số 1, tương ứng với nhau theo tính chất dương Thuỷ.
Quái Cấn và số 8, tương ứng với nhau theo tính chất âm Mộc.
Quái Khôn và số 3, tương ứng với nhau theo tính chất dương Mộc.
Cùng Danh Mục
Vì quyền lợi của Bạn:
» Tham khảo Chính sách Đảm Bảo về Giám Định Đá Quý…
» Tham khảo cách phân biệt vật phẩm thật giả, loại 1 và 3…